Đổ mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trời nóng, một cách để cơ thể tự điều hòa thân nhiệt. Theo y học Trung Quốc, đổ mồ hôi có tác dụng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đổ mồ hôi vào những thời điểm "độc" hoặc những vị trí đổ mồ hôi có sự bất thường, đi kèm với những triệu chứng khó chịu thì đó chính là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.
2 thời điểm cần lưu ý nếu đổ mồ hôi quá nhiều
1. Đổ mồ hôi vào ban đêm
Bạn có bao giờ tỉnh dậy giữa đêm và thấy mình ướt đẫm mồ hôi? Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại, nó có thể là dấu hiệu của bệnh vì vậy bạn không nên chủ quan.
Theo WebMD, đổ mồ hôi đêm thường xuyên đi kèm với triệu chứng như đỏ bừng mặt, khó chịu, chân nóng rát, sốt, sưng hạch, sốt, sụt cân… có thể cảnh báo bạn đã mắc bệnh ung thư máu thể lymphoma - đây là một loại ung thư bạch cầu ác tính.
Nếu đổ mồ hôi đêm đi kèm với triệu chứng đỏ bừng mặt, điều đó chứng tỏ bạn đã mắc một số rối loạn hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh, và cường giáp trạng.
Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm còn xuất hiện do mãn kinh, các bệnh nhiễm trùng, do hạ đường huyết hoặc do các bệnh thần kinh...
2. Đổ mồ hôi khi không hoạt động
Nếu bạn không hề hoạt động, hoặc hoạt động nhẹ vào ban ngày mà vẫn đổ mồ hôi rất nhiều thì đó là triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu thấp. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở những người có thể chất yếu ớt, khí huyết không đủ, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Trong trường hợp này, người bệnh rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể thiếu sức sống, hít thở mệt mỏi, dễ chóng mặt và ngất xỉu. Tốt nhất là nên đi khám sớm để tìm được bệnh và kịp thời điều trị.
Những vị trí đổ mồ hôi cảnh báo bệnh nguy hiểm
1. Đổ mồ hôi sau gáy
Nếu bạn đổ mồ hôi liên tục sau gáy nhưng không phải do vận động mạnh, đi kèm theo cảm giác hồi hộp, run tay, suy nhược thì đó là biểu hiện của hạ đường huyết.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể thấp, máu sẽ phải cô đặc lại để tăng đường huyết, biểu hiện đặc trưng là đổ mồ hôi đầm đìa sau gáy. Tình trạng hạ đường huyết vô cùng nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường, nếu không được xử lý kịp thời rất dễ xảy ra tai biến.
2. Đổ mồ hôi bất thường ở tay, chân
Theo Sina, đổ mồ hôi tay chân không rõ lý do có thể là biểu hiện của thiếu máu, người có gan thận yếu, bệnh thận mãn tính, bệnh lao. Những loại bệnh này còn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau lưng…
3. Đổ mồ hôi cổ
Tuyến mồ hôi ở cổ không nhiều, vậy nên cực kỳ ít người bị đổ mồ hôi ở cổ. Nếu bạn bị đổ mồ hôi cổ thì rất có thể là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết cơ thể. Cần đến bệnh viện để khám tổng quát nội tiết.
4. Đổ mồ hôi lưng
Theo Aboluowang, nếuu bạn ra nhiều mồ hôi lưng thì cơ thể bạn hiện âm dương đang thiếu hòa hợp, cơ thể suy nhược mệt mỏi. Nên đảm bảo ngủ đủ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp nhuận âm bổ dương, nhất là phụ nữ cần ăn nhiều hải sản. Tập yoga cũng là một biện pháp để giảm thiểu triệu chứng này.
5. Đổ mồ hôi ở ngực
Khi ngực bạn đổ mồ hôi quá nhiều thì nên cẩn trọng đó có thể là dấu hiệu lá lách và dạ dày hoạt động kém, hoặc cơ thể tuần hoàn máu chậm, cung cấp oxy không liên tục. Nên ngủ nghỉ, ăn uống điều độ, tránh cảm xúc tiêu cực để không làm tổn thương lá lách. Bên cạnh đó, nên giảm bớt lượng dầu mỡ trong bữa ăn, không ăn đồ sống và đồ nguội để bảo vệ cơ quan này.
Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)