2 mẹ con đều phát hiện bị ung thư dạ dày, bác sĩ lắc đầu khuyên: 2 loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt

13/09/2020 16:00:46

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bao gồm: Gen, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc, uống rượu và ăn uống không hợp lý...

Chồng cô Trương làm việc ở một thành phố khác, chỉ có cô và con gái ở nhà. Do bận rộn công việc, hơn nữa lại muốn tiết kiệm nên cô Trương không muốn mua đồ ăn bên ngoài, cô thường nấu một món nhưng ăn trong mấy ngày.

Dạo gần đây, cô Trương cảm thấy đau bụng, sau khi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Bác sĩ khuyên cô nên đưa cả con gái đến bệnh viện kiểm tra, không may con gái cô cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày!

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết chế độ ăn của 2 mẹ con cô Trương có đặc điểm là thường ăn đồ thừa và thích ăn đồ chua. Bác sĩ lắc đầu thở dài: Hai đồ ăn này nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt!

Những loại thực phẩm dễ bị ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bao gồm: Gen, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc, uống rượu và ăn uống không hợp lý...

Từ các nghiên cứu "Tiến độ nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày" (được đăng trên tạp chí Nội khoa Thực hành Trung Quốc, 2014), "Tiến trình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày" (đăng trên tạp chí Y học dự phòng hiện đại, 2010), và một nghiên cứu tiền cứu về lượng muối trong chế độ ăn uống và tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở một dân số Nhật Bản đăng trên tạp chí Ung thư năm 2006, bác sĩ Fang Jianrong, đã thống kê có 2 loại thực phẩm dễ dẫn đến ung thư dạ dày mà nhiều người không để ý:

1. Thức ăn nhiều muối

2 mẹ con đều phát hiện bị ung thư dạ dày, bác sĩ lắc đầu khuyên: 2 loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt

Món dưa chua mà mẹ con cô Trương hay ăn được coi là nằm trong nhóm thức ăn nhiều muối.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư dạ dày. Điều này có thể liên quan đến áp suất thẩm thấu cao của muối dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày, làm bong tế bào thành, phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày và gây ra một loạt các biến đổi bệnh lý trên niêm mạc dạ dày như xung huyết lan tỏa rộng, phù nề, xói mòn, loét, hoại tử và chảy máu.

Hơn nữa, chế độ ăn nhiều muối sẽ làm giảm tiết acid dịch vị và ức chế tổng hợp prostaglandin E. Prostaglandin E có thể làm tăng sức đề kháng của niêm mạc dạ dày trước các yếu tố tấn công khác nhau. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu trên 2467 đối tượng và phát hiện ra rằng lượng muối ăn hàng ngày vượt quá 10g làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.

2. Thức ăn thừa

Thức ăn thừa thường có hợp chất nitroso. Các hợp chất nitroso bao gồm nitrosamine và nitrit. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất nitroso có liên quan tích cực đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Thức ăn thừa, đồ chua, nướng, chiên và các loại thực phẩm khác có thể tạo ra một số hợp chất nitroso.

Ngoài ra, thực phẩm lưu trữ quá lâu và bị thối rữa sẽ làm tăng sản xuất hợp chất nitroso. Nếu không thể ăn hết, tốt nhất bạn nên cất trong tủ lạnh và ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Đặc biệt là với các loại rau ăn lá và các món hải sản, cố gắng không để qua đêm. Ngoài ra, những thực phẩm như thịt muối, thịt xông khói được để lâu ngày vì chúng không chỉ chứa nhiều muối natri mà còn có các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và nitrosamine.

2 mẹ con đều phát hiện bị ung thư dạ dày, bác sĩ lắc đầu khuyên: 2 loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt - 1

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm nhất cần lưu ý

Có rất nhiều yếu tố gây ung thư dạ dày chứ không phải chỉ có thói quen ăn uống không khoa học. Trong xã hội hiện đại, lối sống gấp gáp không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức đề kháng của con người. từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm cả ung thư.

Giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác, khi khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra bệnh lý định kỳ.

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý gồm:

- Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.

- Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.

- Ợ nóng.

- Sụt cân nhanh chóng.

- Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân

- Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.

- Nôn ra máu.

Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe ngay để chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.

Theo XT (Pháp Luật & Bạn Đọc)