Trong những ngày mùa hè, nhiệt độ tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) luôn ở mức rất cao. Nhiệt độ nóng ẩm khiến cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh chóng trong thực phẩm, nếu tiêu thụ thức ăn không khoa học thì rất dễ bị ngộ độc. Trong thời gian này, không ít người đã mất mạng vì ngộ độc thực phẩm do ăn những món không sạch.
Gần đây, bệnh viện Lộ Kiều đã tiếp nhận trường hợp bệnh của 2 bà cháu. Khi vào viện, người bà liên tục kêu đau bụng và bị tiêu chảy, còn người cháu tình trạng cũng không khá hơn. Theo lời người cháu là chị Vương, tối nay 2 bà cháu đã ăn món canh trứng cà chua còn thừa của bữa trưa. Không ngờ thời tiết nắng nóng đã làm cho bát canh bị hỏng. Sau khi ăn, họ liên tục tiêu chảy, buồn nôn, nôn nửa nên người nhà phải đưa vào viện.
Bác sĩ chữa trị cho 2 bệnh nhân này cho biết họ đã bị viêm dạ dày ruột, một bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiêu hoá. Bác sĩ cho biết trứng cà chua là một trong những thực phẩm không nên để lâu, món ăn này có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng... là môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo một số thực phẩm không nên để lâu trong mùa hè, đặc biệt là:
- Hải sản: Các món hải sản như cá, tôm, cua nếu để lâu sẽ làm giảm lượng protein, và nếu hâm nóng nhiều lần cũng sẽ gây biến chất, làm tổn thương đến thận và gan khi ăn vào cơ thể. Chính vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này nếu ăn thừa.
- Nấm: Nấm là một nguồn protein và khoáng chất dồi dào, nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Chính vì vậy, nếu nấm không được bảo quản đúng cách, nấm cũng dễ bị mất chất. Nấm khi nấu lại sẽ làm protein và hàm lượng dinh dưỡng biến đổi thành chất độc cho dạ dày.
- Dầu ăn: Dầu thực vật, bao gồm dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt cải đều là những thực phẩm giàu omega-3 rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng đều rất nhạy cảm với nhiệt độ. Việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chúng dễ phát sinh các độc tố gây hại cho sức khỏe. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- Cơm: Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Gạo khi nấu thành cơm vẫn còn các bào tử vi khuẩn sống sót và sẽ phát triển nếu để quá lâu trong điều kiện nhiệt độ phòng. Vì vậy, cơm nguội để thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn này sinh sôi, có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa, viêm dạ dày ruột khi ăn.
Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột là gì?
Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh nhiễm trùng thường gặp vào mùa hè, trong đa số trường hợp bệnh sẽ hết sau vài ngày nhưng đôi khi kéo dài hơn. Nguy cơ chính của bệnh là mất nước. Ngộ độc thức ăn do ăn thức ăn bị nhiễm bởi virus, từ đó gây viêm dạ dày ruột.
Khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột, bạn sẽ có những dấu hiệu sau:
1. Đau bụng
Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội hoặc đau dai dẳng quanh vùng bụng trên hoặc rốn.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột, phân chủ yếu là nhão hoặc chảy nước màu vàng, có bọt hoặc một ít chất nhầy.
3. Buồn nôn và nôn mửa
Thông thường, bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn, trong trường hợp nặng, chất nôn sẽ có chút máu.
4. Các triệu chứng khác
Một số bệnh nhân sẽ bị sốt, khó chịu chung, dị ứng và các triệu chứng khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, họ cũng có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc.
Hãy đi khám càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau: Tiêu chảy hàng chục lần một ngày, và có các triệu chứng mất nước rõ ràng như khát nước và suy nhược. Nhiệt độ sốt cao hơn 38 độ, đau bụng rõ rệt, thỉnh thoảng bị nôn. Tiêu chảy với phân có máu. Hơn 3 ngày nay bệnh tiêu chảy vẫn không thuyên giảm.
Đặc biệt lưu ý: Đối với những nhóm người đặc biệt (phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, suy thận) ngay khi xuất hiện các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo Đậu Đậu (Nhịp Sống Việt)