Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở không khí chất lượng kém.
90% số ca thương vong do chất lượng không khí kém là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bản đồ này xác định những khu vực đặc biệt nơi có mức độ ô nhiễm ở mức báo động.
WHO cho biết 9/10 người hít thở không khí chất lượng kém. |
Trưởng ban Y tế công cộng và Môi trường của WHO, bà Maria Neira, cho biết cần nhanh chóng hành động để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc này đòi hỏi các nước phải tăng cường các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí.
Các giải pháp hiện nay gồm giao thông bền vững ở các thành phố, quản lý chất thải rắn, tiếp cận với nhiên liệu hộ gia đình và bếp nấu sạch cũng như nguồn năng lượng có thể tái tạo và giảm khí thải công nghiệp.
Báo cáo của WHO cho biết 94% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là do bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Hơn 60.000 người chết trong ở Ấn Độ mỗi năm do các bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí như nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư phổi.
Báo cáo trình bày dữ liệu sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí ngoài trời chi tiết nhất từ trước tới nay của WHO. Mô hình này dựa trên dữ liệu từ việc đo qua vệ tinh, mô hình vận tải hàng không và giám sát trạm mặt đất ở hơn 3.000 địa điểm, cả nông thôn và thành thị. Nó được thực hiện dưới sự phối hợp của WHO và Đại học Bath tại Anh.
Theo báo cáo, vấn đề ô nhiễm không khí là cấp bách nhất ở các thành phố, nhưng không khí ở các khu vực nông thôn cũng kém chất lượng hơn chúng ta tưởng và nhiều nước nghèo có mức độ không khí bẩn cao hơn các nước phát triển.
Theo BS Nhật Nguyệt (Sức Khỏe & Đời Sống)