Ảnh: Reuters. |
Trước tuyên bố của WHO, một số chuyên gia sức khỏe cộng đồng lo ngại rằng quá trình nghiên cứu về Zika có thể bị chậm lại. "Tôi nghĩ quyết định của WHO không hề khôn ngoan", chuyên gia về luật pháp y tế Lawrence Gostin từ Đại học Georgetown (Mỹ) nói. Theo ông, kể cả khi đã suy yếu, Zika vẫn dễ bùng phát thành đại dịch và đe dọa thế hệ tương lai.
Tiến sĩ Peter Salama, giám đốc điều hành Chương trình Sức khỏe Khẩn cấp thuộc WHO khẳng định tổ chức này "không hạ thấp mức nghiêm trọng của Zika" mà muốn biến virus thành một "quá trình làm việc lâu dài".
Đồng tình với ý kiến trên, tiến sĩ bệnh truyền nhiễm Amesh Adalja từ Đại học Pittsburgh nhận định tình trạng khẩn cấp của Zika đã hoàn thành mục đích kêu gọi sự chú ý của thế giới về căn bệnh. Trước mắt giới khoa học là rất nhiều việc cần làm và gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp "không thay đổi thực tế đó".
Tháng 2/2016, WHO tuyên bố Zika là tình trạng khẩn cấp quốc tế. Tính đến nay, virus đã xuất hiện tại 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Zika bị cho là gây ra dị tật đầu nhỏ cùng hội chứng rối loạn thần kinh Guillain-Barre; đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. WHO khuyến nghị những người tiếp xúc với virus Zika cần có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục hoặc tránh quan hệ trong 6 tháng. |