Virus ăn não người nguy hiểm như thế nào khi vào Việt Nam?

30/01/2016 07:37:24

Chiều 29/1, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tiến hành họp khẩn trước tình hình virus Zika đang lan truyền mạnh trên thế giới.

Chiều 29/1, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tiến hành họp khẩn trước tình hình virus Zika đang lan truyền mạnh trên thế giới.

Phát biểu tại cuộc họp, Tiến sĩ Masaya Kato, Điều phối viên nhóm Các bệnh Truyền nhiễm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam cho hay vào 2/2 tới, Tổng giám đốc WHO sẽ tiến hành cuộc họp quan trọng liên quan tới dịch bệnh này.
 

Virus Zika tiếp tục lan rộng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, khả năng virus Zika vào Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo nhiều vấn đề khó khăn. Thứ nhất, do triệu chứng nhiễm virus Zika rất giống các bệnh dịch khác, đặc biệt là sốt xuất huyết (đều có biểu hiệu sốt, đau cơ, mỏi người) trong đó 80% dấu hiệu không đặc trưng nên rất khó phát hiện. Thứ hai, cộng đồng Việt Nam hiện chưa có miễn dịch cũng như vắc xin phòng dịch đối với virus này. Trong khi đó, giai đoạn này, sẽ có rất nhiều kiều bào từ Mỹ, châu Mỹ, Thái Lan về quê hương đón Tết.

Đặc biệt, Bộ Y tế nhận định, khi virus Zika thâm nhập vào Việt Nam, khả năng lây lan ở mức độ rộng sẽ xảy ra vì hiện nay sốt xuất huyết đã là dịch, chỉ cần thêm một mầm bệnh khác tình hình sẽ khó kiểm soát.

Trong trường hợp virus Zika xuất hiện tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị, trong đó quan trọng nhất là khâu chẩn đoán, bao gồm chẩn đoán huyết thanh và phân tử. Trong đó, chẩn đoán huyết thanh có thể dẫn tới phản ứng chéo nên sẽ tập trung hướng tới chẩn đoán phân tử. Về điều này, ông Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, hiện tại, Việt Nam đủ năng lực này.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức trong đội ngũ nhân viên y tế và những người đi du lịch, kiểm soát muỗi, loăng quăng... Đặc biệt, virus Zika có sự tương quan chưa rõ ràng chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh nên những người đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai, khi du lịch tới các vùng có dịch cần hết sức lưu tâm và thận trọng.

"Đến thời điểm hiện tại, chưa có tương quan rõ ràng giữa virus Zika và chứng đầu nhỏ song điều này cần lưu tâm. Về mặt lâm sàng, người nhiễm virus cũng có những biểu hiện tương tự các bệnh cùng lây nhiễm qua loại muỗi này nên những người bị nhiễm có thể làm thêm xét nghiệm virus Zika để phát hiện tình hình", thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Do đó, những người có dấu hiệu giống sốt xuất huyết song cho kết quả âm tính cần phải nghĩ ngay tới virus Zika.

Ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ truyền thông Bộ Y tế cũng cho biết Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh truyền thông để tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về virus này, nhất là phụ nữ đang mang thai, chuẩn bị mang thai.
 

Để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
 
>> WHO cảnh báo có thể 4 triệu người sẽ nhiễm vi rút Zika
 
Theo Hà Quyên (Zing.vn)

Nổi bật