Uống 1 cốc nước mía kèm lát chanh tươi: Cách phòng trừ bệnh rất hiệu quả của người Ấn Độ

02/06/2017 10:08:00

Uống nước mía kèm một lát chanh tươi là cách để giải nhiệt, phòng trừ nhiều bệnh tật của người Ấn Độ.

Uống nước mía kèm một lát chanh tươi là cách để giải nhiệt, phòng trừ nhiều bệnh tật của người Ấn Độ.

Thành phần chính của mía là sucrose (1 loại đường tự nhiên) có khả năng hấp thụ nhanh qua cơ thể. Mía cũng giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

Uống 1 cốc nước mía kèm lát chanh tươi: Cách phòng trừ bệnh rất hiệu quả của người Ấn Độ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Ấn Độ Shamika Kulkarni cho biết: "Nước mía chứa ít calo và có giá trị dinh dưỡng cao hơn bình thường vì nó là đồ ép tươi, không qua chế biến. 100 ml nước mía chỉ chứa khoảng 36 calo. Đây là thức uống có lợi cho sức khỏe, cung cấp các dưỡng chất như sắt, magie, canxi và các chất điện giải khác giúp cơ thể bù nước rất tốt".

Uống nước mía kèm một lát chanh tươi là cách để giải nhiệt, phòng trừ bệnh tật của người Ấn Độ.

Bên cạnh đó, uống nước mía còn mang lại một số hiệu quả sau:

1. Ngăn ngừa bệnh ung thư. Nước mía có tính kiềm tự nhiên vì chứa các khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt và mangan giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư (tế bào ung thư không thể sống sót trong môi trường kiềm).

Do đó, nước mía hiệu quả trong việc chống lại các loại ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

2. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Y học Ayurveda cho rằng, nước mía tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa do chứa lượng kali cao, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và hữu ích trong quá trình điều trị táo bón.

3. Ngăn ngừa bệnh tim. Đồ uống tự nhiên này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ, làm giảm mức độ cholesterol xấu và triglycerides.

4. Tốt cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn cho rằng nước mía ngọt là một trong những lựa chọn không tốt cho người bệnh tiểu đường thì bạn đã sai lầm.

Mía chứa đường tự nhiên nhưng cũng chứa lượng glycemic (GI) thấp, do vậy nó được xem là thức uống năng lượng lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.

5. Tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nước mía cung cấp các glucose tự nhiên cần thiết cho cơ chế duy trì sức mạnh cơ bắp của cơ thể.

Uống 1 cốc nước mía kèm lát chanh tươi: Cách phòng trừ bệnh rất hiệu quả của người Ấn Độ - Ảnh 2.

Mía được xem là loại thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh vàng da hiệu quả.

6. Trị bệnh vàng da. Theo Y học Ayurveda, nước mía rất tốt cho gan. Mía được xem là loại thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh vàng da hiệu quả, chuyên gia dinh dưỡng Shamika giải thích: "Vàng da là do lượng bilirubin trong cơ thể cao. Nước mía giúp tăng cường sức khỏe gan vì có tính kiềm, đồng thời nó cũng giúp hạ mức axit thấp, hỗ trợ điều trị chứng vàng da".

7. Ngăn ngừa bệnh viêm họng, cảm cúm. Tiến sĩ Atul Pawar người Ấn Độ giải thích: "Triệu chứng đau họng khiến lớp lót bên trong chất nhầy cổ bọng bị cản trở. Nước mía có đặc tính tao ra lớp trên chất nhầy có tác chữa viêm họng".

8. Hỗ trợ điều trị thiếu máu. Nước mía rất hữu ích cho những người bị thiếu máu vì nó có lượng chất sắt dồi dào, giúp làm tăng mức độ hemoglobin (Hb) trong cơ thể.

9. Giảm ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Chuyên gia dinh dưỡng Shamika Kulkarni giải thích, buồn nôn hoặc nôn mửa trong thời kỳ mang thai là do sự thay đổi mức estrogen, hoặc mức axid dưa thừa trong cơ thể. Nước mía có tính kiềm có thể làm giảm các triệu chứng thừa axit bằng cách duy trì môi trường kiềm, giảm nhẹ triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.

Có thể thêm vài giọt nước ép gừng tươi vào nước mía để tăng hiệu giảm giảm buồn nôn và nôn mửa.

Những ai không nên uống nước mía?

Do nước mía có chứa hàm lượng đường cao có thể gây tăng cân, nên những người béo phì, đang trong quá trình giảm cân nên cân nhắc uống loại nước này.

Mặc dù nước mía có chứa hàm lượng đường tự nhiên tốt, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không nên uống quá nhiều, tránh lượng đường trong máu tăng cao.

Theo Linh Chi (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật