Trực tràng là phần kết hợp của 2 phần: ruột già và hậu môn. Tuỳ vào tế bào ung thư xuất hiện ở phần nào thì sẽ có tên gọi cụ thể cho mỗi phần. Tuy nhiên tên gọi chung được sử dụng là ung thư trực tràng (tên tiếng Anh là Colorectal cancer).
2. Ung thư trực tràng có phổ biến không?
Ung thu trực tràng phổ biến và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng nhiều. Nếu so với các loại ung thư khác, ung thư trực tràng đứng hàng thứ 2 về số bệnh nhân tử vong hàng năm, sau ung thư phổi. Điều đáng ngại là tỷ lệ người châu Á bị bệnh này càng ngày càng tăng.
3. Ung thư trực tràng được hình thành như thế nào?
Ung thư xảy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể của chúng phát triển không bình thường. Tế bào đó được nhân lên một cách nhanh chóng và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Nếu đó là tế bào vú, ta bị ung thư vú; nếu đó là tế bào ruột, ta bị ung thư ruột.
Duy trì lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. |
- Hơn 90% ung thư ruột già được khám phá ở những người 50 tuổi trở lên. Trước đây được xem là căn bệnh của người lớn tuổi nhưng hiện tại, số lượng người trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng nhanh.
- Di truyền trong gia đình: Nếu ba mẹ bị ung thư ruột già thì nguy cơ con cái cũng có thể bị là rất cao.
- Người dùng quá nhiều chất béo, thịt, mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol, đồ ăn dơ như ốc... Nhất là nếu họ lại không ăn chất xơ, rau hoặc trái cây.
- Người quá mập.
- Người không thường xuyên vận động.
- Người bi bệnh tiểu đường.
- Người thường xuyên hút thuốc và uống rượu.
- Người đang mang trong người những bệnh ung thư khác.
5. Triệu chứng là gì?
Bệnh phát triển tương đối chậm nên đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì cho đến khi ung thư đã vào giai đoạn trầm trọng hoặc lan tràn khắp nơi.
- Tùy theo vị trí và tùy theo từng loại ung thư, bệnh nhân có thể chỉ bị đau bụng sơ sài, cảm giác đầy hơi hay khó chịu sau hoặc trước bữa ăn.
- Vấn đề đại tiện có thể trở nên khác thường: Ngày bị táo bón, ngày thì tiêu chảy. Người bệnh luôn luôn có cảm giác muốn nhưng không thể nào đi hết trong một lần và trong phân có máu bầm hoặc tươi.
- Giảm cân nhanh mà không biết rõ nguyên nhân.
- Cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
6. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi trong phân có máu chúng ta cần phải gặp bác sĩ ngay. Bên cạnh đó, chúng ta cần có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
7. Làm thế nào để phòng bệnh?
Điều duy nhất chúng ta có thể làm là duy trì một lối sống lành mạnh, hiểu rõ cơ thể khi thấy có những biểu hiện khác thường để tìm sự giúp đỡ kịp thời.
- Về ăn uống: Câu nói "You are what you eat" không thể đúng hơn trong trường hợp này. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học:
Nên:
Ăn nhiều rau quả, trái cây: Chiếm khoảng 40% thực phẩm hàng ngày của bạn. Bạn cần khoảng 30 gr chất xơ mỗi ngày (trong một quả cam hoặc táo chứa khoảng 3 gr) nên có thể bổ sung thêm chất xơ (Fiber) bằng cách uống những loại bột có chứa nhiều thành phần này như Citrucel...
Nạp nhiều chất đạm: Chiếm khoảng 40% thực phẩm mỗi ngày, chủ yếu từ cá, trứng, đậu hủ, protein bar/shake, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, thịt...
Ăn ít tinh bột: Chiếm khoảng 15% thực phẩm mỗi ngày.
Sản phẩm từ sữa (yogurt, cheese, sữa tươi ít chất béo...): Chiếm khoảng 5% thực phẩm mỗi ngày.
Uống một viên multivitamin mỗi ngày (chứa Vitamin A, C, E) có thể làm ung thư ruột già phát triển chậm lại.
Không nên:
Ăn đồ chiên, rán và mỡ động vật.
Ăn thịt đỏ, thức ăn dơ như ốc (môi trường sinh sống của ốc thường là những hồ có nhiều chất thải độc hại, rửa như thế nào sẽ vẫn còn bẩn).
Thức ăn chứa nhiều cholesterol như cháo lòng, nhồi trường, nội tạng động vật...
- Vận động tay chân:
Bạn nên tập thể dục 3-5 lần một tuần, mỗi lần ít nhất là 30 phút, kết hợp tập cardio thường xuyên: chạy bộ/đạp xe đạp cho người không đau khớp hoặc bơi cho người có vấn đề về khớp. Vận động thường xuyên giúp đại tiện dễ dàng hơn.
8. Những lời khuyên của Hội ung thư Mỹ (The American cancer society) về phòng bệnh ung thư trực tràng?
- Thực hiện những lời khuyên về thực phẩm và tập thể dục như trên.
- Từ một nghiên cứu gần đây, người ta cho biết rằng uống calcium mỗi ngày có thể giảm đi sự tái phát của bướu ruột già. Số lượng cần thiết là 1000-1200 mg/ngày.
Theo Tiến sĩ Huyền Ny (VnExpress.net)