Dưới đây là những cách bạn có thể thử ngay và luôn để giảm bớt hoặc dứt hẳn tật ngáy lớn khi ngủ.
Thay đổi tư thế nằm ngủ: Nếu bạn hay ngáy nhưng lại có thói quen nằm gối mỏng thì hãy chọn gối khác, sao cho đầu được kê cao khoảng 10 cm. Gối cao như thế sẽ có ích trong việc hít thở, đồng thời giúp lưỡi và cằm của bạn hướng về phía trước, không cản trở không khí ra vào. Nằm nghiêng một bên, thay vì nằm ngửa.
Dùng các thiết bị, thuốc rửa xoang hỗ trợ chống ngáy trong suốt giấc ngủ: Nếu mũi của bạn bị xoang và gây ngáy thì bạn cần rửa mũi bằng nước muối trước khi ngủ, có thể giúp bạn dễ thở hơn vào ban đêm.
Giữ không khí ẩm: Bên cạnh đó, không khí khô có thể gây kích ứng mũi và cổ họng, gây ra hiện tượng ngáy. Do vậy bạn luôn nhớ giữ không khí phòng ngủ ẩm bằng các máy tạo độ ẩm chuyên dùng. Điều này có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
Luyện tập cổ họng: Đọc to một số nguyên âm như a-e-i-o-u trong vài phút (đôi ba lần trong ngày). Tập cong đầu lưỡi lên sau hàm răng trên rồi uốn ra phía sau để tăng cường nhóm cơ của đường hô hấp phía trên (gồm khoang mũi - họng, xoang trán...). Tập cong lưỡi 3 phút mỗi ngày có thể giúp bạn giảm bớt tật ngủ ngáy.
Tập miệng, môi và cằm: Ngậm miệng lại sau đó mím môi, giữ nguyên trong 30 giây. Mở miệng ra rồi hất cằm sang phải, giữ nguyên 30 giây. Sau đó, bạn lặp lại động tác này, nhưng hất hàm bên sang trái.
Điều chỉnh lối sống: Một số người có tật ngủ ngáy thường thừa cân. Do vậy, nỗ lực giảm cân có thể làm tiêu giảm các mô mỡ mặt sau cổ họng, từ đó cải thiện tật ngủ ngáy rõ rệt. Người hút thuốc nhiều cũng sẽ dễ ngủ ngáy hơn. Bởi khói thuốc gây kích thích các màng ở mũi và cổ họng, làm chặn đường hô hấp, gây tiếng ngáy.
Bỏ thuốc không dễ nhưng đó là điều bạn phải chấp nhận "đánh đổi" nếu muốn ngưng tật ngáy khi ngủ.
Tránh dùng đồ uống có cồn, thuốc ngủ và thuốc an thần, đồng thời chú ý chuyện ăn uống trước khi ngủ.
Tiếng ngáy thế nào là dấu hiệu nguy hiểm? Nếu gặp các triệu chứng ngáy dưới đây, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt: |
Theo Trần Ka (Thanh Niên Online)