Phân bao gồm nước, chất xơ, các tế bào chết, vi khuẩn và chất nhầy. Vì vậy, tình trạng của chất thải cho bạn biết hệ tiêu hóa đang hoạt động như thế nào.
Nếu hệ tiêu hóa bình thường, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng khi đại tiện. Trong trường hợp chất thải vón cục, khô chứng tỏ bạn đã mắc chứng táo bón. Khi vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy xâm nhập cơ thể, chúng khiến phân có dạng lỏng.
Khi chất thải thường xuyên có màu bất thường như xanh, đỏ, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Hiện tượng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.
Tần suất đi vệ sinh
Chúng ta thường đại tiện mỗi ngày từ 1-2 lần. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng Deboral Walker khuyên rằng, bạn nên đi vệ sinh đúng 3 lần sau bữa ăn. Nếu số lần đi vệ sinh của bạn ít hơn, bạn có thể mắc chứng táo bón.
Hiện tượng này ảnh hưởng đến các vi khuẩn tốt trong đường ruột. Chất thải quá khô và lưu lại lâu có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, viêm nhiễm và mất cân bằng hormone.
Thời gian đi vệ sinh
Theo các bác sĩ, mỗi lần đi vệ sinh nên kéo dài khoảng 20 phút. Nhiều người thường xem sách báo khi đại tiện và nghĩ rằng đó là một cách thư giãn. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn có hại cho sức khỏe.
Khi đó, tư tưởng của bạn đều tập trung vào sách báo hoặc điện thoại, gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não, kéo dài thời gian đại tiện.
Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu, tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Lâu dần, thói quen này sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy, bạn dễ bị choáng váng, ngã quỵ. Đặc biệt, những người ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, người cao tuổi, thường gặp phải sự cố này.