Nguyên nhân
Không thể xem thường bệnh thiếu máu, không chỉ vì hậu quả mà vì thường không dễ xác minh nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc dễ bỏ sót bệnh, nhất là khi tình trạng thiếu máu thường diễn tiến âm thầm khiến ngay cả bệnh nhân cũng không mấy khi nghi ngờ. Các đối tượng dưới đây thường mắc phải bệnh thiếu máu:
- Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn không được chữa trị đến nơi đến chốn do người bệnh hễ vừa thấy thuyên giảm thì tự ngưng thuốc.
- Bệnh trĩ. Bệnh này tất nhiên gây mất máu, mặt khác còn do bệnh nhân không mấy người vui vẻ đến thầy thuốc vì vừa mắc cỡ vừa sợ đau.
- Lạm dụng thuốc cảm. Tình trạng này trầm trọng ở người dân chốn thị thành vì bệnh nhân có thói quen nuốt nhanh viên thuốc cho rồi thay vì áp dụng các phương pháp giải cảm không cần thuốc như xông hơi, tắm thuốc...
- Hàng ngày sinh hoạt nhiều giờ trong văn phòng chật hẹp, dù ở tầng trệt, tế bào chắc chắn không thể khỏe nếu thiếu dưỡng khí. Tế bào dễ phản ứng sai lệch khi bị ngộp! Hậu quả là trục trặc khâu thần kinh - nội tiết…
Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng; Do ăn uống không đầy đủ; Do mất máu từ từ; Do phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột…
Triệu chứng
Những hiện tượng của người bị thiếu máu ban đầu có thể là hay gắt gỏng; Yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hoặc khi tập thể dục; Đau đầu; Không tập trung suy nghĩ được… Nếu thiếu máu nặng hơn sẽ có các triệu chứng như da xanh, niêm mạc nhợt; Móng tay khô, dễ gãy; Tim nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu; Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh; Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất, ngất; Ăn kém, lưỡi đau; Rối loạn kinh nguyệt ở nữ hoặc giảm khả năng tình dục ở nam…
Điều trị