Bạn sẽ phải bất ngờ khi tận mắt chứng kiến phản ứng của bánh mì kẹp ngâm vào dung dịch mô phỏng axit dạ dày qua thí nghiệm dưới đây!
Các nhà khoa học tại trường Đại học Nottingham (Anh) đã thực hiện một thí nghiệm mô phỏng để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình tiêu hóa các loại thức ăn nhanh này trong dạ dày, cụ thể là họ đã lấy một chiếc bánh hamburger và tiến hành ngâm nó trong axit dạ dày 3 tiếng rưỡi.
Axit hydrochloric được tìm thấy trong dạ dày của con người và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa tất cả những gì chúng ta ăn. Axit dạ dày này có nồng độ pH từ 1-1,5 đủ để phá vỡ các liên kết hóa học trong thức ăn và tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi chúng gây hại cho cơ thể.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã quay video lại suốt thời gian thử nghiệm và đăng lên Youtube:
Ngâm bánh mì kẹp trong axit dạ dày và hình ảnh đáng kinh ngạc. |
Sau 3 tiếng rưỡi tiến hành ngâm bánh buger trong dung dịch axit dạ dày, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng, phần lớn chiếc bánh bị phân hủy hóa thành một màu đen sì.
Theo các nhà nghiên cứu, đó có thể là phần muối và các chất bảo quản được thêm vào hamburger khi sản xuất.
Giáo sư hóa học Martyn Poliakoff tại Đại học Nottingham cho biết trong đoạn video: "Khi quan sát, bạn sẽ thấy thực phẩm nhúng vào axit dạ dày là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa, khi các các thành phần thực phẩm được chia nhỏ và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể".
Axit hydrocholoric cũng là một axit mạnh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như một loại hóa chất để loại bỏ gỉ sắt thép, trung hòa nước, làm sạch muối và cân bằng độ PH. Loại axit này có tính ăn mòn cao, đó cũng là lý do gây ngạc nhiên khi chiếc bánh buuger không bị phân hủy hoàn toàn khi ngâm trong dung dịch này.
Thông thường, cơ thể phải mất 24-72 giờ để tiêu hóa thức ăn, khoảng thời gian tùy thuộc vào từng loại. Salad, trái cây được tiêu hóa trong khoảng thời gian 30 phút, trong khi 1 chiếc bánh hamburger có thể phải mất đến 3 ngày mới được tiêu hóa hết hoàn toàn. Điều này có thể là do loại thức ăn nhanh này chứa nhiều chất béo không bão hòa (chất béo chuyển dạng).
Theo Linh Chi (Soha/Trí Thức Trẻ)