Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục thường có xu hướng thích uống bia rượu hơn so những người ít tập thể dục. Và thực tế có một số người mặc định sau mỗi lần vận động xong, phải giải nhiệt bằng bia rượu. Về lâu dài, điều đó trở thành một thói quen khó bỏ.
Cũng theo một nghiên cứu năm 2007 đăng trên tạp chí Substance Abuse & Misuse, đa số các vận động viên không nghĩ rằng nhậu nhẹt ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tập luyện của họ.
Để xem tương tác của rượu bia với thể dục, Vingren và các đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm trên 10 đàn ông và 9 phụ nữ thường xuyên tập thể dục với cường độ mạnh ít nhất 2 lần/1 tuần. Sau khi tập luyện, các nhà nghiên cứu cho những người tham gia uống 1 hoặc 2 ly vodka pha loãng với nước. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu tiến hành làm sinh thiết cơ tại ba thời điểm: trước khi tập luyện, 3 giờ và 5 giờ sau khi tập luyện.
Kết quả cho thấy, ở những người đàn ông uống rượu xảy ra hiện tượng giảm khả năng kích hoạt mTORC1 - tín hiệu giúp kích thích sự tăng trưởng và phục hồi cơ bắp; nhưng đáng ngạc nhiên là hiện tượng này không xảy ra ở phụ nữ.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học nghĩ rằng con đường tăng trưởng cơ bắp được kích thích bởi sự gia tăng mức độ testosterone sau khi tập luyện, nhưng do rượu làm giảm mức testosterone nên mới gây ra tình trạng này.
Trong khi đó, các nhà khoa học không tìm thấy điều tương tự ở nữ giới, do họ không thấy hiện tượng gia tăng testosterone tăng lên sau buổi tập.
Theo Ngọc Khuê (Thanh Niên Online)