Vừa hiếm muộn vừa ung thư
BS khuyến cáo các phụ nữ nên đi tầm soát ung thư trước khi quyết định có thai. Ảnh: TÙNG SƠN |
Đã có nhiều sản phụ quyết định không điều trị ung thư để giữ con và sau khi sinh con thì sản phụ chết. “Điều này rất không đúng, bởi vì hóa trị chỉ không nên thực hiện ở ba tháng đầu của thai kỳ. Còn lại theo thống kê, dị tật thai nhi do hóa trị ở các tháng tiếp theo chỉ khoảng 1,3%-3,8% (tỉ lệ này tương đương dân số chung)” - BS Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4 - BV Ung Bướu, cho biết.
Theo BS Hà, phẫu trị thường là sự lựa chọn đầu tiên cho đa số trường hợp sản phụ ung thư vú. Ở ba tháng đầu thai kỳ (tức tuổi thai dưới 12-14 tuần), sau khi phẫu trị vú nếu bệnh cần phải hóa trị, bác sĩ sẽ chờ bước qua ba tháng giữa sẽ hóa trị (bác sĩ có kinh nghiệm chọn thuốc ít hoặc không ảnh hưởng đến thai nhi). Ở hơn ba tháng giữa trở đi thì hóa trị có thể sử dụng được. Tuy nhiên, hóa trị không nên thực hiện sau tuần 35 hoặc 3-4 tuần trước sinh để tránh biến chứng ở mẹ và thai nhi. Hóa trị hoặc xạ trị có thể bắt đầu ngay sau sinh. Không nên nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian hóa trị, xạ trị.
Còn theo BS Thanh Thanh, với sản phụ ung thư máu, nếu thai từ 12 tuần tuổi trở xuống thì bác sĩ khuyến cáo chấm dứt thai kỳ vì giai đoạn này khi hóa trị sẽ gây dị tật, suy dinh dưỡng… cho em bé. Thai trên 12 tuần thì sẽ hóa trị với những hóa chất, phác đồ ít ảnh hưởng đến em bé, sau đó giữ và theo dõi sát đến 32 tuần thì sẽ cho em bé ra đời để điều trị cho mẹ. “Với ung thư máu khi đã phát ra, nếu ba tháng đầu không điều trị thì người mẹ có nguy cơ tử vong. Thường chúng tôi sẽ cố gắng giữ cả mẹ và con. Trong trường hợp buộc phải lựa chọn thì chúng tôi sẽ chọn mẹ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chọn giữ con theo ý nguyện của gia đình” - BS Thanh Thanh nói.
Vẫn có thể có con
Đối với phụ nữ bị ung thư sau khi điều trị ổn định có thể có con được không? Theo BS Hà, các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ổn định nhiều năm sau khi điều trị có thể có con với rất ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc có thai cũng có thể làm tăng các nội tiết tố có thể kích hoạt ung thư. Một số nghiên cứu lại cho rằng khi mang thai sẽ có sự thay đổi nhiều nội tiết tố chứ không phải một, sẽ bù trừ lẫn nhau nên không gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Sản phụ nên đi tầm soát ung thư Ung thư vú là loại ung thư đứng hàng thứ hai ở thai phụ (sau ung thư cổ tử cung), tỉ lệ 1/10.000 thai phụ, chiếm 0,2%-3,8% ở phụ nữ dưới 50 tuổi ung thư vú. Một điều rất đáng lưu ý là ở phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao. Do vậy, trước khi mang thai, chị em cần đi tầm soát để được tư vấn, hướng dẫn rõ ràng. _______________________________________ Sau khi được bác sĩ tư vấn thì mọi lo âu của chị LTKT không còn. Hiện cháu bé con chị đã được một tuổi, tuy không được bú sữa mẹ nhưng khỏe mạnh. Còn chị T. cũng đã hoàn tất điều trị trước và sau khi sinh. BS TRẦN NGUYÊN HÀ, Trưởng khoa Nội 4 - BV Ung Bướu Đến tháng thứ tám, chúng tôi cho sản phụ ung thư máu sinh tự nhiên. Gia đình đã đến bệnh viện cảm ơn, sau đó tiếp tục hóa trị ung thư cho sản phụ. BS THANH THANH, Phó khoa Huyết học - BV Chợ Rẫy |