Không biết xuất phát từ đâu, nhưng gần đây, các bà nội trợ vẫn truyền tai nhau “bí kíp” chần hoặc luộc thịt, hải sản qua nước sôi để loại bỏ hóa chất, tạp chất độc hại. Vậy điều này có thực sự đúng?
Các bà nội trợ vẫn thường sơ chế thịt bằng cách luộc hoặc chần qua nước sôi. (Ảnh: Internet) |
Với vấn đề luộc hoặc chần thịt qua nước sôi, dù chưa biết có loại bỏ được chất độc nào hay không, nhưng nhiều người cứ đinh ninh là đúng, nên việc làm này vẫn diễn ra hàng ngày trong cách nấu nướng của các gia đình.
Có người cho thịt vào nồi luộc rồi đổ bỏ nước đầu tiên và cho thịt vào nồi nước mới để luộc tiếp. Có người lại chần miếng thịt qua nước sôi… vài lần. Họ tin rằng, cách làm này sẽ giảm thiểu phần nào hóa chất trong miếng thịt.
Việc luộc thịt như thế sẽ khiến thịt bị biến tính. (Ảnh: Internet) |
Trên thực tế, việc làm này chỉ khiến thịt ngậm hóa chất sâu hơn chứ không hề có chuyện loại bỏ. Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội),dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Các vitamin và axit amin thì nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
Thế nên, khi luộc hoặc chần thịt bằng nước sôi sẽ làm thịt bị biến tính co lại. Điều này khiến cho thịt ngậm chặt hơn các hóa chất và chất bẩn, dẫn đến việc thịt sẽ mang nhiều chất độc.
Hiện tượng bọt nổi lên nhiều khi luộc thịt chứng tỏ thịt vẫn còn bẩn. (Ảnh: Internet) |
Ông Thịnh chia sẻ thêm, chúng ta có thể hòa tan muối trong nước và rửa thịt để loại bỏ bụi bẩn. Đồng thời, hiện tượng bọt nổi lên khi luộc thịt chứng tỏ thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
Nếu quan sát một chút, thịt lấy từ gia súc, gia cầm nuôi tự nhiên tại nhà để chế biến thì thịt sẽ dậy mùi thơm đặc trưng và ít tạo váng bọt. Còn với các loại thịt thu mua ở chợ, được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp nên chất lượng thịt sẽ kém hơn trông thấy.
Theo Hồng Vi (Thế Giới Trẻ/Infonet.vn)