Những “thiệt thòi” trẻ đẻ mổ phải chịu

19/03/2015 09:49:32

Các chuyên gia y tế luôn khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường thì đẻ thường vẫn là tốt nhất, đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia y tế luôn khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường thì đẻ thường vẫn là tốt nhất, đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Ngoài những lợi ích tích cực kể trên, bà bầu cần biết rằng với sản phụ và trẻ sơ sinh, đẻ thường vẫn là tốt nhất. Đẻ mổ không chỉ khiến mẹ lâu hồi phục sức khỏe, sữa lâu về mà còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều nguy cơ như khả năng miễn dịch thấp, dễ bị suy hô hấp và rất khó đẻ bú mẹ.

Dưới đây là những thiệt thòi trẻ đẻ mổ phải chịu, mẹ bầu cần biết để cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh con cho phù hợp:

Khả năng miễn dịch thấp

Việc không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ khi chào đời bằng phương pháp đẻ mổ khiến phổi của trẻ không nhận được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này. Theo các chuyên gia, hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.
 

Trẻ đẻ mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn trẻ đẻ thường. (ảnh minh họa)

Còn đối với trẻ sinh thường, bé được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Ở trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ.

Hơn nữa, với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Nên nến trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt thì trẻ sinh mổ phải mất có thể tới 6 tháng thì hệ miễn dịch mới hoàn thiện. Đó là lý do vì sao trẻ sinh thường thường ít ốm vặt và hơn trẻ sinh mổ.

Hệ tiêu hóa non kém

Ngoài hệ miễn dịch yếu kém, nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cũng chỉ ra rằng phương pháp sinh mổ còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp ở trẻ như: nôn trớ, táo bón, nôn ói, kém phát triển, tiêu chảy,… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Các loại vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa còn có thể hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật.
 

Các chuyên gia y tế luôn khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường thì đẻ thường vẫn là tốt nhất, đặc biệt cho trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc

Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Không chỉ ảnh hưởng đến trẻ, nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.

Dễ sinh sớm

Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…

Khó bú mẹ

Theo khảo sát mới đây, trẻ sinh mổ thường sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ. Thêm nữa, việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu.
 
Theo Phương Nguyên (Khampha.vn)

Nổi bật