Hình minh họa. |
2. Loại bỏ một số chất để giảm cân
Gluten, đường, sữa, tinh bột, thịt… đều nằm trong các lời khuyên, những chế độ ăn kiêng khác nhau. Thật sự, loại bỏ một số chất dinh dưỡng hay thực phẩm có thể giúp giảm cân lúc đầu, nhưng đó là kết quả của sự thay đổi hành vi ăn uống của bạn.
Ví dụ khi loại bỏ đường, bạn tránh dùng bánh, kẹo… Nhưng loại bỏ một số thực phẩm ngược lại còn có thể khiến tăng cân. Những thực phẩm không chứa gluten, đường lại chứa phụ gia, chất hóa học nhiều calo hơn, và cũng không lành mạnh bằng.
3. Những sản phẩm thương mại “lành mạnh” thì tốt hơn
Dù mua món gì, bạn cũng nên đọc kỹ nhãn sử dụng thay vì chỉ nghe quảng cáo. Dù thực phẩm có đủ tiêu chuẩn “sạch”, cũng không chắc nó chứa bao nhiêu calo lành mạnh với bạn.
Chất béo lành mạnh giúp giảm cân. Hình minh họa. |
Một chế độ ăn kiêng chất béo có thể lại khiến bạn tăng cân, vì bạn sẽ nạp thêm nhiều đường, thực phẩm chế biến thay cho chất béo.
Nhưng ngay cả các thực phẩm lành mạnh như dầu dừa, bơ, dầu oliu, đậu hạt cũng nên có giới hạn. Các chất béo lành mạnh vẫn có thể làm bạn tăng cân nếu ăn quá nhiều.
5. Mọi người cần có một ngày ăn thoải mái
Điều này đúng và sai, phụ thuộc vào tính chất của từng người. Một ngày ăn thoải mái mỗi tuần nếu được sử dụng sai cách sẽ phá vỡ hoàn toàn chế độ ăn kiêng của bạn, khiến bạn tăng cân thay vì giữ cân.
Không nên tin lời khuyên nếu đã ăn kiêng thì không cần tập thể thao. Hình minh họa. |
Khi muốn giảm cân, chế độ ăn quan trọng hơn tập thể thao. Nhưng tập luyện cần thiết cho việc giữ cân lâu dài, tăng cường sức khỏe.
Ngay cả khi bạn đã giảm đến số cân mong muốn và giữ được chế độ ăn lâu dài, bạn cũng cần phối hợp với hoạt động hàng ngày.
7. Chỉ cần 30 phút tập luyện mỗi ngày là đủ
Dù 30 phút tập luyện tăng cường trao đổi chất của bạn, bạn cũng không thể dành cả ngày chỉ ngồi yên trên ghế.
Những nghiên cứu cho thấy rằng những người giảm cân và giữ cân tốt nhất là người giữ được nhịp độ hoạt động thường xuyên trong ngày. Bạn nên tìm những cách nho nhỏ để hoạt động, đặc biệt nếu bạn làm văn phòng.