Để làm rõ thực hư vấn đề này, chúng tôi đã có trao đổi với các chuyên gia.
Bác sĩ CKII Trịnh Quang Dũng – Trưởng khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hàng ngày, cơ thể cần một lượng năng lượng, dinh dưỡng nhất định để nuôi các tạng phủ và duy trì các hoạt động của cơ thể. Nhịn ăn sẽ không đủ dinh dưỡng để duy trì các hoạt động thiết yếu.
Trong đó, các cơ có thể duy trì hoạt động là nhờ vào dinh dưỡng. Không phải chỉ những người hoạt động chân tay mới cần dùng đến cơ, ngay cả người làm việc trí óc cũng đều cần dùng đến các cơ nhưng theo một cách tinh tế hơn. Do đó, nếu không đủ năng lượng, việc các cơ bị suy yếu, thậm chí teo đi là một điều tất yếu.
Theo quan điểm của bác sĩ, trong trường hợp này của Trang, vấn đề không nằm ở các mạnh máu mà chính là do khi cơ thể không ăn sáng, không có năng lượng trong khi các cơ vẫn phải hoạt động (thời điểm buổi sáng là lúc phải hoạt động căng thẳng nhất) thiếu năng lượng, nếu kéo dài có thể gây chuột rút, teo cơ, đau cơ như chính trường hợp này. Do đó, chúng ta cần cung cấp năng lượng đầy đủ để tránh những tai biến không đáng có .
Đồng quan điểm, bác sĩ Cao Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội cũng đồng ý không ăn sáng là một thói quen không lành mạnh. Còn riêng việc uống nước đá, về nguyên tắc, cơ thể sẽ có phản ứng co mạch khi gặp lạnh, nhất là khi đang nóng gặp lạnh đột xuất. Tuy nhiên, teo cơ còn do nhiều nguyên nhân khác. Uống nước đá chỉ là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn tới việc đau đớn như trên.
Giải thích kỹ hơn về điều này, lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Hội Đông y Ba Đình cho hay, trong trường hợp cụ thể này, nguyên nhân khiến tay cô gái đột nhiên đau đớn là do việc va đập, chấn thương trước đó khiến cơ, gân bị tổn thương (trước đó, cô gái có bị tai nạn khiến phần tay bị chấn thương). Còn thói quen không ăn sáng khiến các cơ không có chất dinh dưỡng, sẽ bị teo rút. Uống nước lạnh khiến cơ quan tiêu hóa, dạ dày bị lạnh khiến lại càng khiến các thức ăn không thể chuyển hóa. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi. Tuy nhiên, điều này còn tùy mức độ và liều lượng nước đá uống vào, không phải tất cả trường hợp uống nước đá đều có thể gây phản ứng phụ.
Cơ thể biến đổi ra sao khi uống nước đá?
Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, tốt nhất không nên uống nước đá thường xuyên bởi điều này có thể dẫn đến co rút mạch máu niêm mạc dạ dày ảnh hưởng trực tiếp hệ tiêu hóa, kích thích làm nhu động ruột tăng có thể gây co rúm ruột, đau bụng, tiêu chảy.
Uống nhiều còn làm co thắt các mạch máu ở cổ họng dẫn đến viêm họng, viêm mũi mãn tính khó chữa.
Đặc biệt, người cao tuổi tuyệt đối không nên dùng và uống nhiều nước đá bởi chúng làm co rúm mạch máu não, cơn đau co thắt tim, ảnh hưởng sự vận hành của khí huyết trong cơ thể có thể gây tắc các động mạch dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong đột ngột do co thắt tắc mạch vành tim.
Đối với người mắc bệnh tim mạch, phản ứng tương tự cũng có thể xảy ra.
Trẻ em, do niêm mạc dạ dày non nớt, yếu ớt, khi dùng nước đá dễ đau bụng, gây tiêu chảy, mất nước, đặc biệt nguy hiểm khi dùng nước đá không đảm bảo vệ sinh.
Riêng phụ nữ đang trong những ngày có kinh, nếu uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu, cổ tử cung co thắt mạnh, dẫn đến tình trạng bị đau bụng kinh, hoặc là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn. Dùng nhiều dài ngày còn làm tử cung lạnh khó có con.
>> Bạn có thể bị thối ruột vì ăn trái cây theo cách này?
>> 6 thói quen xấu vào cuối tuần gây hại sức khỏe