Trong đó, bao gồm ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm đạo, âm hộ… Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Để nhận biết và chữa trị bệnh hiệu quả, chị em phải thăm khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết. Song, thực tế, không phải ai cũng có điều kiện và chủ động khám và nhận biết sớm bệnh của mình. Tiến sĩ Định khuyến cáo, khi thấy những dấu hiệu bất thường chị em nên lưu tâm và đi khám bác sĩ ngay.
Âm đạo ra huyết bất thường ngoài chu kỳ: Đa phần các bệnh ung thư phụ khoa gặp ở phụ nữ đã trưởng thành nên tốt nhất, chị em nên theo dõi chu kỳ nguyệt san của mình. Phần lớn ung thư tử cung, nội mạc tử cung đều có biểu hiện có kinh bất thường, kéo dài, chảy máu khi quan hệ,…
Nếu đang trong giai đoạn mãn kinh khi thấy xuất hiện các đốm máu nhỏ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Dịch âm đạo có màu lạ: Dịch âm đạo bình thường có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong, dính một lượng ít và không chảy ra ngoài. Màu sắc của dịch âm đạo từ trắng trong đến trắng sữa tùy thuộc vào thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn vào những ngày rụng trứng nhưng màu sắc cũng không thay đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy dịch âm đạo có mùi hôi, màu khác lạ có thể kèm theo máu, bạn cần chú ý đến điều này. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Chán ăn, mệt mỏi: Nhiều người mắc ung thư buồng trứng thường thay đổi khẩu vị thất thường. Họ có thể cảm thấy chán ăn thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài khiến bạn giảm cân nhanh chóng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Ngoài ra, mệt mỏi kéo dài liên tục không rõ nguyên nhân chị em cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để khám phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm khi có bệnh.
Trướng bụng, chân sưng: Đôi khi bạn sẽ thấy xuất hiện tình trạng trướng bụng khi ăn no, trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thấy hiện tượng này kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể đó là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư buồng trứng.
Bên cạnh đó, bàn chân bỗng nhiên sưng to bất thường kèm theo biểu hiện đau, rỉ nước… bạn cũng có thể đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Đau vùng xương chậu hoặc vùng bụng: Đau vùng xương chậu, vùng bụng kèm với tình trạng đầy bụng, khó tiêu có thể là dấu hiện nhận biết bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, nếu buồn nôn, đi tiểu nhiều lần trong ngày bạn nên đi kiểm tra phụ khoa để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
"Hàng năm có hơn 6.000 phụ nữ phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi của bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, phác đồ điều trị, tâm lý, sức khỏe của người bệnh… Trường hợp được điều trị tích cực, tỷ lệ sống sót 5 năm là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80-90% cho ung thư giai đoạn 1, và 50-65% cho giai đoạn 2. Chỉ có 25-35% phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm. Bởi vậy, phụ nữ cần được tầm soát ung thư ở độ tuổi sớm hơn và điều trị ngay khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu". TS.BS Wichai Termrungruanglert - Trưởng khoa ung thư phụ khoa Bệnh viện BNH Thái Lan |