Bình thường, cơ thể chúng ta dùng mồ hôi để giảm nhiệt độ khi nó đạt tới một ngưỡng nào đó. Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhiệt độ cơ thể ta đạt tới ngưỡng này, chẳng hạn như đắp chăn quá dày hay cơ thể bị viêm tấy.
Cũng có một giả thuyết khác về tình trạng đổ mồ hôi ở người khỏe mạnh: Những người hay tập thể dục có thể đổ mồ hôi ở các nhiệt độ thấp hơn bình thường. Chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy điều này có dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm, nhưng đã có một cuộc nghiên cứu trên Human Kinetics cho thấy rằng đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của việc tập luyện quá sức.
Giáo sư Mold và đồng nghiệp tiết lộ rằng có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc phải tình trạng này, gồm: Sợ hãi, trục trặc trong giấc ngủ, bị sốt, bị tê cứng chân tay, lo âu và stress, và thậm chí là gặp những vấn đề trong chuyện thở vào ban đêm.
Tình trạng này cũng có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc thường được kê cho chứng trầm cảm (gồm SSRIs), như lời giáo sư Mold: “Dù chưa được chứng minh hay có bằng chứng gì chắc chắn nhưng dường như SSRIs là một nguyên nhân.”
Lời khuyên của giáo sư Mold là: “Nếu như bạn bị tình trạng này mỗi đêm, hay khi chuông báo thức vang lên và bạn thấy mình ướt sũng trong bộ pyjamas, thì bạn nên gặp bác sĩ.”
Ông cũng khuyên nên giám sát nhiệt độ cơ thể 2 lần/ngày suốt một tuần để phát hiện xem có bị chứng sốt gì không và nên ghi lại tất cả những triệu chứng khác cho bác sĩ tham khảo. Thông thường, đổ mồ hôi ban đêm không phải là triệu chứng duy nhất báo hiệu cơ thể ta đang bị trục trặc gì đó.