Mùi hôi lạ của cơ thể 'tố cáo' điều gì nghiêm trọng?

08/03/2017 21:44:00

Mùi lạ của cơ thể đôi khi chính là dấu hiệu của những nguy cơ lớn về sức khỏe. Bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Mùi lạ của cơ thể đôi khi chính là dấu hiệu của những nguy cơ lớn về sức khỏe. Bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Dưới đây là những mùi cơ thể được coi là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn đừng phớt lờ.

Hơi thở có mùi trái cây 

Ở người bệnh tiểu đường (đặc biệt là type 1) có biến chứng gọi là DKA, cơ thể họ thiếu insulin nên không thể chuyển hóa đường thành năng lượng và phải phân hủy các axit béo để thay thế. Điều này dẫn đến việc hình thành xeton trong máu. Và axeton (thành phần chính của xeton), vốn có trong chất tẩy sơn móng tay, sẽ tạo nên mùi trái cây trong hơi thở người bệnh tiểu đường, theo ý kiến của tiến sĩ Robert Gabbay - Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm bệnh tiểu đường Joslin ở Boston (Mỹ).

Mùi hôi lạ của cơ thể 'tố cáo' điều gì nghiêm trọng? - ảnh 2
Đừng phớt lờ những mùi lạ của cơ thể

Bạn sẽ chú ý đến mùi lạ đó khi có người bất giác phát hiện lúc trò chuyện với bạn, nhưng riêng bác sĩ thì sẽ "bắt mùi" ngay khi bạn bước vào phòng của họ. Tác động của DKA có thể rất nghiêm trọng, thậm chí là gây nguy cơ tử vong. 

Nếu bạn phát hiện hơi thở có mùi trái cây kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng, thì hãy đến gặp bác sĩ nhờ thăm khám càng sớm càng tốt. Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ. 

Chân bốc mùi hôi do nấm chân

Cameron Rokhsar, Phó giáo sư lâm sàng của khoa da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ) cho biết, chân bạn có thể phát ra mùi hôi do nấm mốc kết hợp cùng vi khuẩn xâm nhập vào da và ngón chân. Nếu bạn gãi chân rồi sau đó chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì bệnh nấm da có thể lan rộng. Bạn cần gặp bác sĩ da liễu để nhờ tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Mùi hôi khó chịu do không dung nạp lactose

Khi ruột non của bạn không sản xuất đủ enzyme có tên là lactase, thì không thể tiêu hóa lactose (loại đường có trong sản phẩm sữa), Phó giáo sư Ryan Ungaro - chuyên khoa hệ thống tiêu hóa ở bệnh viện Mount Sinai tại New York (Mỹ) cho biết.

Vì vậy, ruột non của bạn dẫn lactose thẳng vào ruột già thay vì vào máu. Điều này gây ra mùi hôi rất khó chịu, ông Ungaro nói. Hiện tượng không dung nạp lactose là khá phổ biến. Phản ứng này bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và đặc biệt là bốc mùi hôi lạ khi đi ngoài. 

Sau khi uống sữa, bạn đi ngoài và thấy mùi đặc biệt khác thường, thì nên đi gặp bác sĩ. Bạn sẽ được tư vấn kỹ là mỗi ngày nên nạp bao nhiêu lactose thì ổn.

Nước tiểu có mùi nồng nặc khác thường

Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra mùi hôi hệt như có hóa chất trong nước tiểu. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ hơn là đàn ông. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà đàn ông thường phớt lờ mùi lạ trong nước tiểu.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe như sỏi thận, tiểu đường, phì đại tiền liệt tuyến. Vì vậy hãy đến bệnh viện kiểm tra nước tiểu nếu bạn thấy mùi khác thường, nghi có vấn đề.

Hơi thở mùi "trứng thối": Coi chừng triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu hơi thở của bạn vào mỗi sáng có mùi hôi thối, kể cả khi đã đánh răng, thì bạn nên kiểm tra xem có bị ngưng thở khi ngủ không. 

Mùi hôi lạ của cơ thể 'tố cáo' điều gì nghiêm trọng? - ảnh 5
Mặc dù làm mọi cách với răng miệng nhưng vẫn có mùi hôi lạ khó chịu thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Raj Dasgupta, Phó giáo sư Y khoa lâm sàng tại Đại học Nam California (Mỹ) cho biết, khi mắc chứng ngưng thở lúc ngủ, bạn sẽ ngáy nhiều và dẫn đến thở bằng miệng gần như suốt đêm. "Điều này khiến miệng bạn khô và gây hơi thở hôi", Phó giáo sư Raj nói. Và hiện tượng này cũng khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn, từ đó phát ra mùi như "trứng thối" trong hơi thở.

Theo Trần Ka (Thanh Niên Online)

Nổi bật