Oxy già là dung dịch sát khuẩn đại trà. Tuy nhiên, ít người biết chúng có thể khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.
1. Dùng oxy già để sát trùng vết thương hở
Theo bác sĩ ở trung tâm y tế Đại học Wexner, bang Ohio, Mỹ, oxy già có thể làm tổn thương cả các tế bào da khỏe mạnh, khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn. Thay vì sát trùng vết thương hở bằng oxy già, bạn hãy rửa vết thương với nước sạch, thấm khô và dùng thuốc mỡ để ngăm sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Cuối cùng, bạn dùng một miếng gạc sạch bao phủ vết thương để tránh những tác động từ môi trường.
2. Dùng oxy già để rửa ống tai
Nhiều người cho rằng, oxy già có thể khiến ráy tai mềm ra và dễ dàng được làm sạch hơn. Tuy nhiên, ống tai rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mọi vết xước hay nước lọt vào tai đều có thể gây nhiễm trùng ống tai nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyên rằng bộ phận này có thể tự làm sạch.
Oxy già có thể khiến ráy tai mềm và dễ dàng lấy ra hơn. Tuy vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi đưa dung dịch này vào ống tai và cần chú ý thấm khô nước. Mọi chất lỏng đều có thể gây ra ù tai, mất thính lực hoặc điếc hoàn toàn.
3. Sát trùng vết mụn, lở loét
Ngoài công dụng sát trùng, oxy già có thể tẩy mở các vết nám, sẹo mụn... Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như ung thư, thay đổi kết cấu tế bào da nếu dùng nhiều lần trong thời gian dài. Dung dịch oxy già nồng độ đậm đặc có thể gây tổn thương mô, tế bào da...
Các chuyên gia khuyên bạn nên pha loãng dung dịch có nồng độ 27%, 30% trước khi dùng và không sử dụng oxy già liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, chúng cũng có thể gây kích ứng bỏng da và niêm mạc đối với khoang miệng, da mặt... Thói quen súc miệng hoặc rửa miệng bằng oxy già loãng trong thời gian dài có thể gây phì đại nhú lưỡi (còn gọi là hiện tượng lưỡi có lông). Tuy nhiên, hiện tượng này không nguy hiểm đối với sức khỏe.
Chú ý khi sử dụng oxy già:
- Tránh dùng để rửa vết thương ở các khoang kín của cơ thể như đại tràng, đường ruột... do oxy được giải phóng ra không có đường thoát sẽ gây ra tắc khí mạch, vỡ đại tràng, viêm trực tràng, viêm loét đại tràng và hoại tử ruột…