Theo một nghiên cứu, trẻ sơ sinh bú mẹ ít hơn 6 tháng trước khi bắt đầu dùng sữa công thức có nhiều khả năng bị bệnh gan hơn khi trẻ vị thành niên.
Nó xảy ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan ở những người không uống quá nhiều rượu và thường liên quan đến béo phì và kháng insulin.
Cho con ăn sữa bột quá sớm cũng là nguyên nhân khiến trẻ khi trưởng thành dễ mắc gan nhiễm mỡ hơn |
Các phát hiện cho thấy trẻ sơ sinh được cho ăn sữa bột trước 6 tháng tuổi có khả năng bị NAFLD cao hơn 40% khi đến tuổi vị thành niên so với những đứa trẻ khác.
Hơn nữa, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ bị béo phì khi bắt đầu mang thai có thể có nguy cơ mắc bệnh gan ở độ tuổi thanh thiếu niên cao gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gan ở thanh thiếu niên.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Oyekoya T. Ayonrinde từ ĐH Western Australia cho biết: "Trọng lượng của người mẹ và kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có lá gan khỏe mạnh. Đây cũng là những lý lẽ thuyết phục để các bậc cha mẹ cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng trước khi bắt đầu sử dụng sữa bột trẻ sơ sinh".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology cho thấy, kết quả siêu âm gan của hơn 1.100 thanh thiếu niên ở độ tuổi 17 phát hiện những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ hút thuốc khi bắt đầu mang thai cũng có nguy cơ tăng NAFLD.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu này khuyến khích lối sống lành mạnh toàn diện trước, trong khi mang thai và kéo dài thời gian bú mẹ hoàn toàn cho trẻ để các thế hệ tương lai luôn khỏe mạnh.
Theo Phương Lam (VietNamNet)