Lại thẩm mỹ hỏng: Nâng ngực sau sinh, con không thể bú còn mẹ phải phẫu thuật vì "chảy" silicon

15/12/2016 15:03:00

Một số bà mẹ trẻ, sau khi sinh, dù đang cho con bú nhưng vẫn quyết định đi nâng ngực. Kết quả, con không còn sữa để bú, mẹ phải phẫu thuật vì chảy... silicon.

Một số bà mẹ trẻ, sau khi sinh, dù đang cho con bú nhưng vẫn quyết định đi nâng ngực. Kết quả, con không còn sữa để bú, mẹ phải phẫu thuật vì chảy... silicon.
 
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân tên N.T.B.N (30 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM). Theo lời kể của chị N., thời gian sau khi sinh con, chị thấy ngực mình chảy xệ, mất thẩm mỹ nên muốn đi làm đẹp lại. Vì không có điều kiện, chị tìm đến một cơ sở thẩm mỹ “chui” để bơm silicon vào hai bên ngực. 

Một thời gian sau, silicon trong ngực gây phản ứng viêm, sờ thấy có mô hạt cứng, đau kéo dài liên tục. Để điều trị, BS phải mổ cắt đi một phần mô tuyến vú rồi tạo hình lại ngực bằng túi nâng ngực. Trước đó gần 6 tháng, bệnh nhân cũng đã tiến hành phẫu thuật lần đầu, cắt bỏ một phần vú và tạo hình để cải thiện tình trạng chảy xệ.

Dù ca mổ đã thực hiện xong nhưng bệnh nhân vẫn phải theo dõi lâu dài, bởi bơm silicon vào ngực thì không thể lấy ra hết được. "Lo lắng nhất là việc biến chứng silicon lỏng có thể chạy đi khắp nơi, phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình hậu phẫu. Đồng thời, khả năng để mô vú trở lại bình thường như trước là không cao” - BS. Khanh nói.

 
3
Túi silicon được lấy ra từ ngực bệnh nhân.
 
4
Bơm silicon vào ngực, bà mẹ có thể khiến trẻ nhỏ gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, việc người phụ nữ đang trong thời gian cho con bú cũng khiến đứa trẻ gặp nguy hiểm, bởi những nang silicon có thể vỡ ra, thấm vào trong ống tuyến sữa bất cứ lúc nào. “Tốt nhất, phụ nữ bơm silicon khi đã làm mẹ thì không nên cho con bú, bởi chất lượng sữa không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến vấn đề miễn dịch của trẻ” – BS. Khanh cho biết thêm.

Nội hay ngoại cũng “lỗi" như thường

Một trường hợp khác, bệnh nhân nữ ngoài 30, sửa mũi nhiều lần ở Việt Nam nhưng không hài lòng nên quyết định qua Hàn Quốc phẫu thuật. Thế nhưng thay vì đẹp hơn, mũi bệnh nhân lại trở nên biến dạng, méo xệch. Giờ đây, chị phải trở về Việt Nam để cầu cứu BS nội với hi vọng mũi trở về bình thường.

 
6
Sóng mũi biến dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ. (Ảnh minh hoạ)
 
Tương tự, lo sợ phẫu thuật trong nước kém chất lượng, chị X. đi Thái Lan để nâng ngực bằng silicon. Thế nhưng thay vì được “đôi gò bồng đảo” xinh đẹp, chị lại rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi hai bên ngực… so le. Các BS tại BV Trưng Vương phải mất rất nhiều thời gian để có thể tạo hình khuôn ngực trở lại cân đối.

Những ca bệnh này cho thấy thực trạng một bộ phận phụ nữ (đặc biệt là những người có điều kiện) mang tâm lý không tin tưởng vào các BV, BS chuyên về thẩm mỹ trong nước. Nhiều người không ngại bỏ ra một số tiền khá lớn để ra nước ngoài làm đẹp. Và hậu quả mà họ nhận lấy chứng tỏ rằng không phải cứ đi nước ngoài phẫu thuật là an toàn tuyệt đối.

 
5
TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh cho biết các BS Việt Nam không quá chênh lệch về chuyên môn so với BS nước ngoài.

Đánh giá về điều này, BS Khanh cho biết, trong các báo cáo tại Hội Nghị Khoa Học Quốc Tế Thường Niên Lần Thứ 14 của Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ TP.HCM vừa diễn ra cách đây ít ngày đều cho thấy ở thời điểm hiện tại, các BS Việt Nam đã tiếp cận được những công nghệ tiên tiến trên thế giới, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về mặt chuyên môn.
 
2
Một ca mổ thị phạm trong khoá đào tạo Phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế ISAPS 2016 diễn ra tại Việt Nam.

Hơn nữa, biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, ở những nước tiên tiến, công nghệ hiện đại Hàn Quốc, Mỹ hay Thái Lan vẫn có những ca gây ra kết quả không mong muốn. “Tốt nhất đã mổ ở đâu thì nên tiếp tục làm ở đó để dành nhiều thời gian theo dõi tốt những vấn đề sau phẫu thuật, đảm bảo được kết quả và quan trọng hơn là phát hiện kịp thời những biến chứng” – BS Khanh đưa ra lời khuyên với mọi người.
 
Theo Mộc Cát (aFamily.vn/Trí thức trẻ)
 

Nổi bật