Sốt là biểu hiện thường gặp ở nhiều bệnh. Ảnh minh họa: N.Phương. |
Nhược điểm của loại thuốc này là chỉ có một số dạng nhất định, hàm lượng cách nhau quá xa nên rất dễ bị sai liều. Ngoài ra trẻ mắc bệnh đường hậu môn như trĩ, đi ngoài quá nhiều, loét hậu môn… không nên đặt.
Một số bà mẹ phối hợp cả thuốc uống hạ sốt và đặt môn, theo phó giáo sư Dũng là không đúng. Nếu 2 liều sát nhau quá có thể dẫn đến quá liều. Trước đây một số người hiểu nhầm thuốc đặt hậu môn không vào máu; một số sách cũ cũng viết thuốc đặt hậu môn không qua tuần hoàn gan ruột. Tuy nhiên, các thử nghiệm gần đây khẳng định thuốc vẫn vào máu, tổng liều uống và đặt hậu môn là như nhau.
Theo kinh nghiệm cá nhân của ông Dũng, một số bà mẹ cho con uống thuốc nhưng không thấy hạ sốt có thể do nguyên nhân sau. Thuốc là để cơ thể thoát nhiệt, nó tác dụng lên thần kinh trung ương điều khiển cơ thể thoát nhiệt ra ngoài, trong đó quan trọng nhất là thoát nhiệt trực tiếp ra ngoài môi trường. Vì thế, khi trẻ bị sốt bác sĩ bao giờ cũng khuyên nằm nơi thoáng mát. Mát là nhiệt độ trong phòng thấp hơn, nếu để trẻ trong nhà ở nhiệt độ nóng thì thuốc không có tác dụng, không thoát được nhiệt.
“Thoáng nghĩa là phải có gió, có đối lưu. Một trong những cách thoát nhiệt tốt nhất là đối lưu, nghĩa là phải có luồng gió đi qua da của trẻ”, phó giáo sư Dũng phân tích.
Theo ông, tâm lý chung của người Việt là sợ gió, vì thế hay đóng kín cửa, như thế không có đối lưu, không có luồng gió thổi qua, trẻ không có cơ chế mất nhiệt ra ngoài, sốt không hạ được. Cần lưu ý cho trẻ nằm thoáng không có nghĩa là lộng gió, tốc độ gió như thế nào tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.