Stress nặng hoặc sắp xảy ra gây nên phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, là phản ứng thường được kích hoạt khi tính mạng của bạn gặp nguy hiểm, Mary Dallman, giảng viên sinh lý học tại Đại học California (San Francisco, Hoa Kỳ) giải thích. Trong tình huống sống chết, não sản sinh những hoóc môn ức chế thèm ăn và tuyến thượng thận tiết ra adrenalin tạm ngừng việc ăn uống để cơ thể có thể dành năng lượng cho sự sinh tồn.
Nhưng ngay cả khi không gặp nguy hiểm về thể xác, não vẫn có thể phản ứng như vậy. Và điều này có thể đúng với cả bối cảnh chính trị.
"Một số người ... bị đe dọa bởi uy lực của tổng thống Trump và cả những hành vi trước và sau đó. Họ không thể kiểm soát tình hình và lo sợ hậu quả", Dallman lý giải. Stress dữ dội này khởi động phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, và họ cảm thấy ăn không ngon.
Ăn nhiều lên khi stress dai dẳng
Mặt khác, mọi người có thể thấy mình ăn nhiều hơn trong bối cảnh chính trị hiện nay vì họ liên tục lo lắng về tình trạng phúc lợi nhưng không cảm thấy mối đe dọa cá nhân sắp xảy ra, Dallman cho biết.
Stress mức độ thấp dai dẳng như thế vậy khiến não giải phóng cortisol, một loại hoóc môn làm tăng sự thèm ăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm giàu calo đặc biệt hấp dẫn với người đang bị stress. Thực phẩm thậm chí có thể tác dụng như một loại “ma túy”, Dallman giải thích.
"Dưới tác động của những tác nhân gây stress mức độ nhẹ đến vừa (không bị coi là đe dọa tính mạng), động vật (và con người) đi tìm phần thưởng ở thức ăn ... họ ăn cho vui, chứ không phải vì nhu cầu, và làm mình xao lãng khỏi các yếu tố gây stress bằng cách ăn (hoặc uống rượu hay sử dụng ma túy).
Vậy bạn nên làm gì?
Cho dù stress khiến bạn ăn ít hay nhiều, có nhiều cách để cảm thấy tốt hơn. Thiền, tập thể dục và hỗ trợ xã hội là những cách tốt để kiềm chế stress.
Chúng ta cũng biết rằng luôn tự chăm sóc, chế độ ăn uống lành mạnh và tâm sự mọi điều với bác sĩ có thể làm cho mọi việc tốt hơn.
Bởi vì bộ não mạnh khỏe là chính bạn mạnh khỏe.
Theo Cẩm Tú (Dân Trí)