Người gạo là có thật các bác ạ. Hình ảnh XQ trên là của bệnh nhân nhiễm sán xơ mít do ăn phải thức ăn sống (có thể là rau sống, tiết canh, gỏi cá...) có nhiễm trứng, ấu trùng sán...”.
Rất nhiều người khi quan sát hình ảnh này không khỏi hốt hoảng khi hình những nốt trắng được cho là sán sơ mít có ở khắp cơ thể. Thậm chí, có người còn bình luận: “Người nhiều sán thế này, có khi đứt tay máu không chảy mà sán lại chạy ra”.
Đồng thời, khi nhìn thấy những hình ảnh trên, không ít tín đồ của món tiết canh đã phải thốt lên rằng: “Sợ quá rồi, từ giờ mình không dám ăn tiết canh, rau sống nữa”.
Những hình ảnh đang được chia sẻ trên mạng xã hội. |
Trước những hoài nghi về những tấm hình trên, phóng viên đã liên hệ tới ông Nguyễn Thành Trung – GĐ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì nhận được câu trả lời: “Tôi cũng đã nghe thông tin đó, đang cho anh em kiểm tra lại thông tin và sẽ trả lời vào ngày mai, hiện tôi chưa nắm được thông tin cụ thể”.
Có nguồn tin cho rằng, đây là hình ảnh phim của bệnh nhân Nguyễn Thị Th. (69 tuổi) trú tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên nhiễm sán dây, bệnh nhân Th., nhập viện viện Trung ương Thái Nguyên ngày 26/09/2016.
Để có thông tin rõ hơn về mặt chuyên môn, chúng tôi đã chuyển hình ảnh này đến BS Trần Huy Thọ - Trưởng khoa Điều trị (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), thì được biết, viện cũng đã gặp nhiều trường hợp bị sán cơ, tuy nhiên nhìn hình ảnh như trên phim thì bản thân bác sĩ Thọ chưa gặp bao giờ.
“Nhiều khả năng đây là sán cơ, tuy nhiên để khẳng định chính xác thì tôi phải hỏi bệnh sử, có hồ sơ bệnh án, kết quả làm các xét nghiệm, thậm chí là cả địa phương nơi đó tập quán ăn uống như thế nào, nếu chỉ nhìn vào hình ảnh thì không thể khẳng định 100%”, BS Thọ cho hay.
Theo bác sĩ Thọ, trong trường hợp sán cơ nhiều như vậy, thì đó có thể là những nốt vôi hóa ở trong cơ. “Đây có thể là những nốt vôi hoá trong cơ, khi nang sán trong cơ thoái triển và thành vôi hoá”, BS Thọ cho biết.
Về điều trị, BS Thọ cho rằng, với những trường hợp bị sán cơ điều trị cũng không có gì là khó khăn, nếu bệnh nhân bị nhiều, khi chạm vào dây thần kinh có thể gây đau, khi đó bác sĩ có thể phẫu thuật. Còn đa số là điều trị nội trú với thời gian dài.
Nói về nguyên nhân gây bệnh, BS Thọ cho rằng, sán cơ nói riêng và các loại sán khác nói chung đã số là do ăn uống nên bị nhiểm. Đó chính là thói quen ăn tiết canh, ăn đồ tái chín, rau sống…
Chính vì thế, để phòng bệnh giun sán, ngoài việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì người dân cần từ bỏ ngay thói quen ăn đồ tái, sống, đặc biệt là tiết canh.