Dị ứng do xăm thường xảy ra ở các loại phẩm mực có màu vàng, đỏ và trắng. Những loại mực xăm này có thể gây hại cho cơ thể ngay tức thì hoặc lâu dài.
Theo Huffington Post, da là một cơ quan rất nhạy cảm trên cơ thể người, có khả năng phản ứng lại các tác động từ bên ngoài như thuốc dùng để xăm.
|
Xăm mình tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da. Ảnh: Getty Images |
Một số bệnh về da như eczema hay vảy nến có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi xăm mình. “Bệnh nhân bị vẩy nến nếu xăm mình sẽ có nguy cơ gặp phải hội chứng Koebner khiến bệnh trầm trọng”, tiến sĩ Marie Leger, nhà da liễu học, Đại học New York, cho biết. Ngoài việc gây khó chịu, các tổn thương xuất hiện trên hình xăm sẽ rất lâu khỏi. Đối với bệnh nhân eczema, xăm hình có thể gây dị ứng vì da của họ quá nhạy cảm.
Nhiễm trùng da
Theo Prevention, thông thường, các loại mực xăm đều sử dụng nguyên liệu từ phẩm màu thực vật kèm theo nhựa, oxit sắt, muối kim loại, dễ gây đau và phỏng da. Còn các loại mực xăm thường có chứa hóa chất hữu cơ như hợp chất nitrogen, dẫn chất naptha, carbon. Ngoài ra, nó còn chứa các loại hợp chất độc hại như lithium, arsenic, sulphur.
Những người có hệ miễn dịch yếu như đang điều trị ung thư, bị viêm khớp hay lupus, cần đặc biệt thận trọng. Trong trường hợp bạn sử dụng aspirin hay plavix, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xăm vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự đông máu. Nếu đang điều trị mụn, tốt nhất hãy chờ 6 tháng trước khi xăm.
Che dấu các biểu hiện của bệnh
Tránh xăm ở vùng da có nhiều nốt ruồi vì hình xăm khiến bạn khó có thể nhận biết dấu hiệu ung thư da.
Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
Hình xăm mới nhạy cảm với ánh nắng và kể cả khi đã lành, vùng da có xăm cũng rất mỏng manh. Tia UV có thể phản ứng với mực xăm gây ra cảm giác đau đớn giống như bị cháy nắng. Hiện tượng này có thể xảy ra với mọi màu mực, nhưng thường thấy ở những người sử dụng màu đỏ và vàng. Lý tưởng nhất, hãy chọn vùng da ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để xăm hoặc bảo vệ hình xăm bằng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
Bỏng khi chụp cộng hưởng từ