Hiểm họa khi sử dụng điện thoại vào ban đêm

18/09/2015 08:34:07

Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Hành động này có hại cho sức khỏe như thế nào?

Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Hành động này có hại cho sức khỏe như thế nào?

Tuy nhiên, vào ban đêm lượng ánh sáng xanh này sẽ trở thành "kẻ thù" vô hình đối với sức khỏe con người. Theo đó, ánh sáng xanh khiến não ngừng sản sinh melatonin, loại hormone gây buồn ngủ.

Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn khiến mắt có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Để tránh ảnh hưởng tới não và mắt, chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử muộn nhất là một tiếng trước khi đi ngủ. 
 

Tác hại của ánh sáng điện thoại đối với cơ thể con người.

Khi tiếp nhận thông tin này, bác sĩ Lê Phước Bảo Huy, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt HITEC cho biết, về nguyên tắc, tivi, máy ví tính, laptop, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED, đèn huỳnh quang đều có thể phát ra ánh sáng màu xanh.

Tuy nhiên, không chỉ ánh sáng màu xanh, các nguồn sáng trong đêm đều có thể gây ức chế melatonin - loại hormone có tác dụng gây buồn ngủ cho chúng ta khi trời tối.

Do đó, người dùng các thiết bị có ánh sáng trên sẽ bị mất ngủ, từ đó dẫn đến sự mệt mỏi hoặc các bệnh kèm theo có nguyên nhân từ mất ngủ.

Tuy nhiên, bác sĩ Huy không đồng tình với ý kiến cho rằng ánh sáng từ điện thoại, laptop có thể gây tổn thương hoàng điểm (điểm vàng), đục thủy tinh thể.

Ông cho biết: “Chỉ có 3 nguồn ánh sáng được cho là có thể gây bỏng và tổn thương hoàng điểm, gồm tia laze, ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhật thực.

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử trong sinh hoạt hàng ngày đều nằm trong ngưỡng an toàn, khó có thể gây tổn thương tới hoàng điểm. Các thiết bị điện tử này không có hại mà còn có lợi nếu biết sử dụng đúng cách.

Còn việc sử dụng mắt cường độ cao trong bóng đêm trong thời gian dài sẽ làm căng, mỏi mắt và cận thị”.

Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.

Bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Cảm xạ Địa sinh học, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng cho rằng, người ta hay đặt ra nghi ngại về sự tác động của các thiết bị điện tử, sóng wifi đối với sức khỏe con người.

Thực chất, chúng đều là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại và không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Tất nhiên, nếu bạn lạm dụng chúng, sẽ có những tác hại nhất định.

Bác sĩ Cao Xuân Phúc, khoa Y Học lao động, Học viện Quân y 103 cũng khẳng định: “Ánh sáng xanh gây thoái hóa điểm vàng là không đúng bởi căn bệnh này phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chứ không phải tần số ánh sáng.

Việc rối loạn melatonin cũng không phải do ánh sáng xanh gây nên mà tác động ánh sáng nói chung là nguyên nhân làm phá vỡ nhịp sinh học của con người”.
 
>> Thực hư thông tin ung thư mắt do dùng smatphone trong đêm
>> Sốc với nghiên cứu mới nhất về bức xạ điện thoại và ưng thư
>> Sóng wifi từ điện thoại "ăn mòn" sức khỏe thế nào?

Theo Hà Quyên - Mai Phương - Tiến Trần (Zing.vn)

Nổi bật