Phát hiện 5 tấn đường hóa học và chất tạo ngọt sản xuất trái phép tại kho của Công ty Việt Nhật. Ảnh: Thanh niên |
Đường hóa học trái phép được dùng thay cho đường mía và mang lại lợi nhuận lớn, bởi chỉ cần 5 hạt đường có thể làm ngọt 150 lít nước.
Trước đó, thông tin trên báo chí cho biết, nhiều thực phẩm được trộn đường hóa học nhằm tăng vị ngọt đậm đà.
Ngày 20/10, cơ quan chức năng đã kiểm tra cơ sở sản xuất chà bông của ông Đoàn Văn Thương tại tổ 6, ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM. Đoàn kiểm tra phát hiện đường làm gia vị cho vào chà bông có nguồn gốc từ Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ. Vì vậy, gần 750 kg chà bông thành phẩm đang chờ tiêu thụ bị thu giữ.
Không chỉ chà bông, mà nước sâm lạnh, trà chanh, phở… đều có thể được người bán sử dụng đường hóa học không rõ nguồn gốc.
Trao đổi với chúng tôi, PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về an toàn thực phẩm cho rằng, một số người bán hàng còn cho đường hóa học vào ngô luộc cho ngọt.
Gia vị 'thần thánh': Nấu hàng nghìn bát phở ngon ngọt Gia vị 'thần thánh': Nấu hàng nghìn bát phở ngon ngọt
Tác hại khôn lường của gia vị này Tác hại khôn lường của gia vị này
Tác hại khủng khiếp của đường hoá học không phép
Hiện nay, một số loại chất ngọt hay còn gọi là đường hóa học được Bộ Y tế cho phép sử dụng theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT là Manitol - làm dày, nhũ hóa, ổn định, chống đông vón, chất độn.
Acesulfam kali và Isomalt tác dụng điều vị; Isomalt- chất độn, chống đông vón, nhũ hoá, làm bóng; Sacarin (và muối Na, K, Ca của nó) – điều vị; Sorbitol và siro sorbitol - Chất độn, nhũ hoá, làm ẩm, tạo phức kim loại, ổn định, làm dày và chất ngọt Sucraloza.
Những chất ngọt này ít năng lượng, được dùng cho người có bệnh tiểu đường, thậm chí dùng để chế biến thực phẩm ở ngưỡng cho phép.
Đường cyclamate không có trong danh mục chất tạo ngọt được phép sử dụng tại Việt Nam. |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại đường hóa học được cơ quan chức năng bắt tại Tân Phú, TP.HCM có nhãn mác là Tang Jing nghĩa là đường tinh luyện.
Một chuyên gia về kiểm nghiệm thực phẩm khẳng định: Loại đường này không an toàn. Thứ nhất, không được thẩm định chất lượng, không thể biết đó là đường hóa học gì. Thứ hai, đường Tang Jing không có nguồn gốc xuất xứ, có thể còn lẫn chất tạp chứ không phải loại đường tinh.
Khi được hỏi, làm thế nào để phát hiện thực phẩm có chứa đường hóa học, chuyên gia này cho biết, rất khó để phát hiện đồ ăn nào chứa đường hóa học. Nếu phát hiện được đã không có chuyện cơ sở chế biến thực phẩm cứ cho đường hóa học, người ăn vẫn cứ ăn phải.
Dù chưa có cơ sở để khẳng định đường Tang Jing có phải là cyclamate hay không nhưng ông Thương, chủ sản xuất chà bông ở Bình Chánh khẳng định: Loại đường ông này dùng có tên là Sodium Cyclamate, giúp tạo ngọt nhanh dù chỉ cần một lượng nhỏ.
Đoàn thanh tra huyện Bình Chánh cũng phát hiện hơn chục túi đường hóa học tại xưởng, mỗi túi nặng 1kg đang được sử dụng dở tại cơ sở ông Thương.
|
Video: Cách hay đẩy lùi ung thư. Nguồn VTV |
Đến năm 1966, nổ ra những tranh cãi về việc có tiếp tục cho sử dụng đường Cyclamate nữa không khi có báo cáo rằng, một số khuẩn đường ruột dưới tác động của Cyclamate sẽ làm sản sinh chất độc Cyclohexylamine có thể gây ung thư gan, thận, phổi… dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở chuột.
Trong tài liệu viết về ảnh hưởng của cyclamate, Giáo sư, bác sỹ Reinaldo Azoubel người Brazil cho biết: Khi lấy cyclamate tiêm cho chuột mẹ. Kết quả cho thấy, chất này làm chậm sự phát triển của thai, xuất hiện độc tính trong gan của bào thai chuột.
PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: Nếu dùng quá nhiều đường hóa học sẽ bị ngộ độc dần dần, chất độc sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thể và gây bệnh ung thư.