Vừa qua, tại chương trình “nói không thực phẩm bẩn” được phát sóng vào tối ngày 10/11 phát sóng câu chuyện dùng việc đũa dùng nhiều lần được phủ sơn bóng, chứ không phải làm từ gỗ tự nhiên.
Để minh chứng cho điều này, phóng viên nói không thực phẩm làm thí nghiệm với đũa dùng nhiều lần với một cốc nước. Một cốc pha với dung dịch tẩy rửa, vì trong gia đình chúng ta vẫn dùng các loại nước dung dịch tẩy rửa như nước rửa bát. Tuy nhiên chưa đầy 1 phút trong dung dịch tẩy rửa, chúng ta sẽ thấy có những màu nâu từ đôi đũa tiết ra hoặc chúng ta dùng lớp bông màu trắng để thấm vào chiếc đũa sẽ thôi ra lớp màu nâu. Với những loại đũa dùng nhiều lần khi còn mới, chúng ta ngửi đều có những mùi rất khó chịu. Còn theo phân tích những người kinh doanh mặt hàng này cho biết, với những đũa làm bằng gỗ mun càng dùng phải càng đen, dù có dùng đến mòn đũa vẫn phải đen bóng. Còn với những loại đũa mà dùng chỉ một thời gian bạc phếch thì không phải đũa gỗ, đây có thể là những loại đũa qua bao phủ lớp sơn mới có bóng, đẹp và nhanh phai đến thế.
Lý giải về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa HN) lý giải, hiện nay việc để có gỗ tự nhiên làm những đôi đũa có màu đẹp và sáng như quảng cáo ở ngoài là rất khó. Bởi nhìn các đôi đũa có độ bóng đều và đẹp, mà trong khi đó gỗ tự nhiên vừa đắt lại hiếm để làm các loại đũa như thế này với giá thành rẻ thì rất hiếm. Vì thế, không tránh khỏi các cơ sở sản xuất đũa dùng các loại sơn công nghiệp để đánh bóng các loại đũa này. Tuy nhiên, việc dùng các loại sơn này như lớp bảo vệ bên ngoài để tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ đều độc hại, mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất mà họ sử dụng.
Ngoài ra, những loại gỗ, hay tre nứa kém chất lượng hay bị mốc và xấu. Vì vậy, nhiều cơ sở khi sản xuất ra các loại đũa này đều phải tráng qua lớp vecni sơn bóng lên cho đẹp mã. Khi dùng các loại sơn vecni sẽ tạo cho đôi đũa có màu đồng nhất, chứ gỗ không thể đồng màu được.
Về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên bát đĩa hay đũa bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng trong thực phẩm. Sơn và vecni là các hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khỏe con người. Chẳng may khi ăn phải các loại đũa có lớp phủ sơn bóng mà lại được dùng trong nấu ăn mà thôi ra thực các loại thực phẩm thì rất nguy hiểm cho cơ thể. |
Vì trong sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra và ăn vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. |
Kể các với những đôi đũa có màu màu sắc rất dễ nhiễm độc do lớp sơn trên đũa bị phân hủy cùng với thức ăn. Bởi vì lớp sơn màu sắc trên những đôi đũa dễ bị phôi ra trong một điều kiện nhất định hay nhiệt độ nào đó, nhất là được dùng trong thực phẩm. Những loại hóa chất tạo màu hay tạo độ bóng có hại cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với dạ dày cũng như đối với trẻ nhỏ.
Lưu ý khi sử dụng đũa
Theo các chuyên gia, khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không.
Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng, hãy bỏ ngay lập tức. Nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra “aflatoxin”, chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan. Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Vì đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần. Tuyệt đối không nên dùng các loại đũa làm bằng gỗ được phủ sơn bóng vì trong sơn có chứa các kim loại nặng tạo màu gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư. Ngoài ra, các loại đũa nhựa cũng không nên dùng vì khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.
Để bảo vệ sức khỏe chúng ta nên dùng đũa tre, không sơn phủ ngoài bóng bẩy hoặc có những màu sắc trông không thật. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, nên rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Hoặc đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.
Theo Minh Tuyết (Afamily.vn/Trí Thức Trẻ)