Trên thực tế, rất nhiều người trong số chúng ta đang đi đại tiện sai cách mà không hề hay biết.
Khi đi đại tiện, dùng quá sức để “rặn” mạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn. |
Thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh trong ngày
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường không có khái niệm về khung giờ đi vệ sinh cố định.
Nhưng theo trang Metro, thời điểm tốt nhất để đi đại tiện trong ngày là từ 5 – 7h sáng. Đây là lúc đại tràng "bừngtỉnh" sau một đêm nghỉ ngơi, có khả năng co thắt mạnh mẽ và hiệu quả nhất, cũng là khoảng thời gian tốt nhất để chúng ta đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Vì vậy, hình thành thói quen đi vệ sinh vào mỗi sáng chính là cách để vệ sinh đường ruột hữu hiệu hơn cả, đồng thời còn thanh lọc cơ thể, giúp chúng ta bắt đầu ngày mới một cách sảng khoái.
Nếu bỏ lỡ "khung giờ vàng" để đi đại tiện này, cơ thể của chúng ta sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, căng tức vùng bụng và có nguy cơ cao dẫn đến chứng táo bón.
Đi vệ sinh quá 5 phút nên đi khám bác sĩ
Theo kiến nghị của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Vũ Hán (Trung Quốc), những người ở độ tuổi thanh niên thường xuyên đi đại tiện quá 5 phút có khả năng cao mắc phải chứng bệnh về hậu môn,trực tràng, đặc biệt là căn bệnh u nhú hậu môn.
U nhú hậu môn hình thành do sự ảnh hưởng của chứng viêm mãn tính, khiến u nhú trở nên phì đại và cứng lại.
Căn bệnh này có những biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy như phân bài tiết không "hết" (phân còn ứ đọng trong ruột già), hậu môn khó chịu (ngứa, sưng đau), đại tiện ra máu…
Do có những triệu chứng gần giống với bệnh trĩ, sa hậu môn… nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn hoặc tự ý dùng nhầm thuốc.
Bởi vậy, nếu cảm thấy gặp khó khăn trong quá trình đại tiện, đại tiện quá lâu, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra cẩn thận tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Đại tiện khó khăn là dấu hiệu dễ nhầm lẫn ở nhiều căn bệnh về tiêu hóa - bài tiết. (Tranh minh họa). |
Không dùng điện thoại khi đi đại tiện
Việc quá tập trung vào sử dụng điện thoại hay xem sách báo sẽ phân tán sự tập trung, khiến cơ thể chúng ta không huy động đủ "lực" dành cho cơ bụng, cơ hoành, không tạo được sức đẩy cần thiết để hậu môn bài tiết chất thải ra ngoài một cách tự nhiên.
Nếu duy trì thói quen tai hại này trong một thời gian dài, ta sẽ có nguy cơ cao mắc táo bón, thậm chí khiến bệnh tình trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng.
Sử dụng điện thoại hay sách báo khi đi vệ sinh là sai lầm mà đa số chúng ta thường mắc phải. (Ảnh minh họa). |
Đi đại tiện không nên dùng quá nhiều sức
Việc dùng sức quá mạnh để "rặn" khi đi đại tiện sẽ có dễ dẫn tới tình trạng nứt hậu môn, đặc biệt là với những người mắc bệnh táo bón.
Ngoài ra, việc dùng quá súc khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử. Nguyên nhân là bởi cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy, gây ra đau tim, nghẽn tim hoặc nghiêm trọng hơn là mất nhịp tim và đột tử.
Dùng sức quá mạnh khi đi đại tiện chính là một trong những con đường ngắn dẫn tới nứt hậu môn, táo bón. (Tranh minh họa). |
Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
Thói quen ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu khiến cơ thể và thần kinh phải chịu những áp lực nhất định. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng mệt mỏi hoặc tê chân.
Hơn nữa, nhà vệ sinh là nơi có không gian kín, ẩm ướt, bí bức. Ngồi quá lâu trong một không gian như vậy có thể dẫn tới hiện tượng thiếu oxy máu, khó thở hoặc ngất xỉu.
Bởi vậy, người cao tuổi hoặc các đối tượng có tiền sử về bệnh tim mạch, mạch máu não tốt nhất không sử dụng bệ xí bệt, càng không nên dùng điện thoại hoặc đọc sách báo trong nhà vệ sinh.
Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu có thể gây ra những nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa). |
Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh
Người mắc bệnh tim mạch,não hay mạch máu nếu lập tức đứng dậy ngay sau khi ngồi bồn cầu lâu sẽ dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời, gây choáng, hoa mắt, té ngã.
Nguy cơ này càng dễ gặp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, người bị cao huyết áp khi dậy sớm thì huyết áp sẽ càng cao, nếu đi toilet ngay sau khi thức dậy thì nguy cơ gặp sự cố càng tăng.
Nếu có thể, hãy gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu để có điểm tựa khi cần thiết.
Theo Trần Quỳnh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)