1. Bệnh sốt xuất huyết
Thời tiết giao mùa xuân hè cũng là thời điểm cho nhiều dịch bệnh bùng phát trong đó có dịch sốt xuất huyết. Theo báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh năm 2015 và kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2016 của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 58 tỉnh.
Riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc SXH (tăng hơn 1.800 ca so với năm 2014) nhưng không có ca tử vong.
Cần vệ sinh môi trường phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, với khí hậu miền Bắc đang chuyển từ xuân sang hè nóng lạnh thất thường, trời ẩm ướt là điều kiện cho nhiều loại muỗi phát đặc biệt dịch SXH có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11. Vì thế đây là thời điểm thuận lợi cho dịch này bùng phát.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue ban đầu có những triệu chứng giống như cúm, kéo dài từ 2-7 ngày, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Ca bệnh sốt xuất huyết nhẹ có các biểu hiện như sốt cao (40 độ C), thường kèm theo ít nhất 2 trong những triệu chứng: Đau đầu; nhức sau hốc mắt; buồn nôn, nôn; sưng hạch bạch huyết; đau mỏi cơ, xương hay khớp; phát ban.
Giai đoạn biến chứng của sốt xuất huyết Dengue nặng xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi bệnh khởi phát. Nếu không được chữa trị bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong.
2. Bệnh tay chân miệng
Thời tiết mùa xuân - hè là điều kiện thuận lợi để bệnh tay chân miệng phát triển. Trên địa bàn Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 221 trường hợp mắc tay chân miệng, phân bố rải rác tại 22/30 quận, huyện, thị xã.
Theo thông báo của Bộ Y tế, trong hai tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 5.105 trường hợp mắc bệnh tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Chính thời điểm chuyển mùa, từ mưa sang nóng, hoặc nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao… Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, vi rút. Đây là điều kiện cho bệnh tay chân miệng bùng phát.
Dấu hiệu cần thiết nhận ra bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ người sang người nên khả năng lây nhiễm do không may tiếp xúc với người bệnh là rất cao và rất nhanh.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có triệu chứng sốt nhẹ ban đầu, kèm theo đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trong miệng trẻ có thể có những vết loét đỏ như lở miệng (chủ yếu ở vòm miệng, trong môi, lưỡi). Những vết phát ban dạng phỏng nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông của trẻ.
Trường hợp trẻ bị nặng có thể dẫn đến lừ đừ, run các chi, rung giật cơ, nhịp tim mạch nhanh, thở nhanh... Trẻ bị tay chân miệng cần được đưa đi khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
3. Bệnh thủy đậu
Thời tiết ẩm ướt chính là điều kiện tốt cho nguồn bệnh thủy đậu phát triển và lây lan. Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu có khả năng bị nhiễm trùng, để lại sẹo và thậm chí còn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay viêm màng não. Để giúp phòng tránh căn bệnh này, các bà mẹ nên cho con nhỏ đi tiêm phòng bệnh và cách ly người khỏe với người đang bị mắc bệnh trong gia đình.
Khi trẻ xuất hiện của các nốt nhỏ, tròn mọc khắp cơ thể… cần đưa trẻ đi khám các cơ sở y tế để kịp phát hiện và điều trị.
Khi trẻ bị thủy đậu đưa đến cơ sở y tế
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), khi người lành hít phải những giọt nước bọt do bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… Trẻ em có sức đề kháng thấp nên dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, bệnh thủy đậu có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da, khi bóng nước bị vỡ ra. Phụ nữ mang thai nếu không may bị nhiễm thủy đậu sẽ dễ lây sang thai nhi và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.
Một số triệu chứng nhận biết của bệnh thủy đậu bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện những nốt bóng nước trên da (nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ). Những nốt này có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể.
4. Bệnh cảm cúm
Thời điểm giao mùa người già và trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy giảm, khiến virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh.
Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 - 3 ngày sau khi tiếp xúc với một vi rút cảm cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Ngứa hoặc đau họng; Ho; Xung huyết mắt; Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ; Hắt hơi; Chảy nước mắt; Sốt mức độ thấp (lên đến 39 độ C); Mệt mỏi nhẹ...
Vì cảm cúm là bệnh lây qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm.
5. Bệnh đường ruột
Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng thường phát triển vào những thời điểm giao mùa. Bởi nhiệt độ nóng lạnh thất thường kiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, là cao trào của bệnh liên quan đến đường ruột.
Biểu hiện của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa là phát bệnh đột ngột và phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt cao (38-40 độ C) và phần lớn kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và rát họng.
Nếu bệnh nặng xuất hiện các biểu hiện như đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn do đường ruột của các bé chưa phát triển hoàn thiện, các hoạt tính enzime còn yếu, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao và đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các chức năng của gan, thận trong thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém đồng thời khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục
Ngoài ra, người dân không nên chủ quan với bệnh do vi rút Zika mà nên phòng tránh muỗi đốt và vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, loăng quăng để giảm thiểu tác nhân gây bệnh.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế chủ động phòng chống các dịch bệnh giao mùa r cần được tư vấn và đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc-xin phòng các loại bệnh như: cúm, thủy đậu, rubela…