Đèn tiết kiệm điện là lựa chọn của khá nhiều người tiêu dùng Việt bởi nhiều ưu điểm. Song, nó lại không có vẻ là an toàn như chúng ta vẫn nghĩ...
Đèn tiết kiệm điện mang những mối nguy hại cho gia đình
Không nhắc đến những ưu điểm của bóng đèn tiết kiệm điện như lợi thế vượt trội như tiết kiệm điện, tuổi thọ bóng đèn dài và ánh sáng ổn định...thì nó có một nhược điểm lớn, đó là cực kỳ không an toàn khi sử dụng trong nhà. Hiện đã có nhiều bằng chứng cho thấy đèn tiết kiệm điện thực sự độc hại và gây ra một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là nếu bị hỏng trong nhà.
Các nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Viện Fraunhofer Klauditz Wilhelm của Cơ quan Môi trường Liên bang Đức khẳng định rằng một khi bị phá vỡ, các bóng đèn phát tán vào không khí lượng thủy ngân cao gấp 20 lần mức tối đa cho phép.
1. Có chứa thủy ngân
Chất độc hại nhất trong bóng đèn tiết kiệm điện là thủy ngân, một loại chất đặc biệt có hại cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Khi nuốt phải, thủy ngân có thể làm tổn thương não và hệ thần kinh, cũng như thận và gan. Nó cũng có thể làm tổn hại đến chức năng của hệ sinh sản, tim mạch và hệ miễn dịch. Thủy ngân là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, đau đầu, run tay, thậm chí là ung thư và bệnh Alzheimer.
2. Phát ra nhiều tia UV
Khoa học chứng minh rằng bức xạ tia cực tím có hại cho mắt và da. Trong một số trường hợp thậm chí có thể gây ung thư da. Đèn tiết kiệm điện đã được chứng minh là có chứa tia UV-B và bức xạ UV-C, cả hai đều có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Thêm vào đó, bức xạ này gây thiệt hại cho các mô da và ngăn ngừa sự hình thích hợp của vitamin D3.
3. Có chứa chất gây ung thư
Theo nghiên cứu của Peter Braun tại Phòng thí nghiệm Alab của Berlin, Đức, đèn tiết kiệm điện có chứa chất gây ung thư độc hại bao gồm: Naphthalene (một hợp chất kết tinh màu trắng dễ bay hơi, được sản xuất khi chưng cất hắc ín than đá và được sử dụng trong băng phiến hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất hóa chất), Styrene (một sản phẩm phụ dầu khí, là một hydrocarbon lỏng không bão hòa), Phenol (một tinh thể màu trắng độc tính nhẹ có tính axit rắn, thu được từ hắc ín than đá và được sử dụng trong sản xuất hóa chất).
4. Mối nguy hiểm đối với môi trường
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA)khẳng định chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, hơn một tỷ bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện được ném vào thùng rác mỗi năm. Tại một số khu vực, một số bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện bị phá vỡ. Kết quả là một lượng đáng kể các chất thủy ngân từ những bóng đèn bị hỏng này phát tán vào không khí, nước và đất. Thủy ngân có thể rò rỉ vào hệ thống nước hoặc trôi nổi trong không khí cho tới bề mặt của các lớp đất, do đó chất thủy ngân độc hại hiện diện ở: những con cá mà chúng ta ăn và nguồn nước mà chúng ta uống.
Các nhà khoa học tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở chính đặt tại Delft, Hà Lan) giải thích rằng: phần lớn các loại phân bón nông nghiệp bị nhiễm thủy ngân được hấp thụ bởi các loại trái cây và rau chúng ta ăn hàng ngày. Các loại thức ăn và nước uống dùng cho chăn nuôi cũng có thể bị ô nhiễm thủy ngân và sau đó con người lại ăn thịt động vật bị nhiễm chất thủy ngân.
5. Mối nguy hiểm đối với Động vật
Động vật được nuôi tại các trang trại và động vật hoang dã cũng bị ảnh hưởng bởi thủy ngân. Thủy ngân phát tán vào nguồn nước và thâm nhập vào cơ thể cá và các động vật khác khi chúng uống nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học, làm việc tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở chính đặt tại Delft, Hà Lan) cho thấy: việc tiếp xúc với thủy ngân có liên quan đến khả năng sẩy thai và thay đổi DNA ở động vật, cũng như làm hủy hoại các bộ phận trong cơ thể động vật như: thận, dạ dày và ruột.
Cách xử lý khi bóng đèn tiết kiệm điện bị vỡ
Để hiểu được mức độ nghiêm trọng của việc này, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã đưa ra các cách xử lý khẩn cấp trong trường hợp bóng đèn tiết kiệm điện vỡ và những khí độc tiết ra.
Khi bị vỡ, các chất độc trong đèn tiết kiệm điện rất dễ phát tán ra môi trường. Dưới đây là các bước xử lý khẩn cấp được khuyến cáo:
1. Trước khi làm sạch
- Lập tức sơ tán người và vật nuôi ra khỏi phòng.
- Mở hết các trong cửa phòng từ 5-10 phút.
- Tắt lò sưởi trung tâm hoặc hệ thống điều hòa không khí.
- Chuẩn khăn lau ướt dùng một lần, lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc một túi nhựa bịt kín, giấy cứng hoặc bìa cứng và băng dính.
2. Cách dọn dẹp
- Không được dùng máy hút bụi để tránh giải tán bột chứa thủy ngân hoặc hơi thủy ngân.
- Hót các mảnh kính vỡ bằng giấy cứng hoặc bìa cứng.
- Thu thập những mảnh nhỏ thủy tinh và bột thủy tinh còn sót lại bằng băng dính.
- Cho tất cả những mảnh vỡ, bìa cứng và băng dính đã qua sử dụng vào túi nhựa, buộc thật kín.
- Mang ngay túi rác bỏ ra thùng rác ngoài trời, tuyệt đối không được để trong nhà.
>> Ăn cơm gạo càng trắng càng mau chết
>> Đồ chơi Trung Quốc chứa chất độc hại khiến nữ tính hóa bé trai
Theo Trà Mi (Phunutoday.vn/Khỏe & Đẹp)