Dáng đi ảnh hưởng đến sức khỏe

06/02/2015 16:22:35

Có thể nhìn dáng đi để đoán biết sức khỏe - đó là nhận định từ các chuyên gia sau một quá trình nghiên cứu về vấn đề này.

Có thể nhìn dáng đi để đoán biết sức khỏe - đó là nhận định từ các chuyên gia sau một quá trình nghiên cứu về vấn đề này.

Một sự cố “kỹ thuật” nhỏ xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bạn. Vì vậy, chỉ cần hiểu rõ những dấu hiệu dưới đây qua dáng đi, bạn có thể biết được mình đang không khỏe ở vị trí nào trên cơ thể.

1. Bước chân phát ra âm thanh có thể là dấu hiệu cho thấy não đang gặp rắc rối

Đi bộ là một khả năng được não kiểm soát. Để đẩy cơ thể tiến về phía trước, não sẽ gửi và nhận hàng ngày tín hiệu thông qua các dây thần kinh ở cột sống truyền xuống các điểm thần kinh ở lòng bàn chân. Để biết được mình có đang đi bộ đúng cách hay không, bạn cần lắng nghe âm thanh của chân khi tiếp đất. Một cuộc tiếp đất êm ái, không để lại bất kỳ tiếng động nào không chỉ tốt cho đầu gối các các khớp ở hông, mà còn chứng tỏ sự khỏe mạnh của não.

Do đó, cần quan tâm đến những âm thanh phát ra bất thình lình ở chân trong lúc đi bộ. Dáng đi phát ra tiếng kêu cho thấy sự phối hợp cơ bắp giữa não và các điểm thần kinh ở bàn chân đang gặp trục trặc.

Cách khắc phục: cần đến khám tại các chuyên khoa về thần kinh để được kiểm tra chính xác nguyên nhân cũng như được tư vấn đề cách chữa trị tốt nhất.

2. Tư thế lắc lư là dấu hiệu của bệnh loãng xương

Nếu có cảm giác nặng nề ở một bên cơ thể khi nhấc bàn chân còn lại lên khỏi mặt đất trong lúc di chuyển, bạn có thể đang bị loãng xương ở khớp gối. Phần sụn của khớp gối có thể đã bị mòn do quá trình lão hóa.

Cách khắc phục: giảm cân là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng bạn bước đi trong tư thế lắc lư, đồng thời cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị loãng xương ở khớp gối.

3. Dáng đi quá nẩy sẽ gây khó khăn cho các cơ ở bắp chân

Động tác tiếp đất của bàn chân được hoàn thành bởi các ngón chân. Tại vị trí này, các cơ của bắp chân được kéo căng để đẩy cơ thể về phía trước. Nếu các cơ bắp chân thắt quá chặt, việc tiếp đất sẽ gặp khó khăn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng tình trạng cơ bắp chân thắt chặt có thể là hệ quả của những lỗi xảy ra khi bàn chân tiếp đất như mang giày cao gót thường xuyên hoặc không dành đủ thời thời gian kéo duỗi cơ trước hoặc sau khi tập thể thao.

Cách khắc phục: thắt chặc cơ bắp chân có thể làm đầu gối và mắt cá chân bị tổn thương khi các bước di chuyển bị thay đổi. Bạn nên cố đứng thẳng để kéo giãn cơ bắp chân, bắt đầu bằng việc bước rộng và chồm người về phía trước. Có thể vịn tay vào tường để giữ thăng bằng. Với tư thế đứng chân trước, chân sau rồi nhẹ nhàng chuyển trọng tâm dần lên chân trước cho đến khi bạn cảm thấy phần cơ bắp chân của chân sau đã căng thì bắt đầu đổi trọng tâm trở lại.

4. Hạn chế đánh tay để không gây rắc rối cho thắt lưng

Rất khó để hạn chế thói quen đánh tay khi di chuyển, nhưng bạn cần tập thói quen chỉ chuyển động phần xương chậu và chân về phía trước thay vì đung đưa tay lên xuống quá nhiều. Bởi vì đánh tay giúp bạn tiết kiệm được những chuyển động và giúp chúng ta đi nhanh hơn do chúng tạo cân bằng cho trọng lượng cơ thể trên hai chân. Nhưng nếu cứ để hai tay chuyển động tự do thì phần thân phía trên sẽ xoay thường xuyên qua lại theo hai tay trong khi xương chậu lại xoay theo hướng ngược lại. Khi hai phần cơ thể xoay theo hai hướng đối nghịch nhau, phần thắt lưng sẽ là vị trí bị tổn thương nhiều nhất.

Cách khắc phục: những người thường xuyên đi lại bằng các phương tiện công cộng trong thời gian dài và người làm văn phòng phải ngồi nhiều thường phàn nàn về những cơn đau ở vùng thắt lưng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dành khoảng 2 phút nghỉ ngơi và đi dạo sau khoảng 30 phút làm căng thẳng.

Bên cạnh đó, trọng lượng dư thừa ở vùng bụng đã tạo áp lực kéo xương chậu hướng về phía trước, gây căng thẳng cho vùng thắt lưng. Hãy ngồi đúng tư thế và giữ sức khỏe cho lưng bằng việc vận động cơ thể thường xuyên.

5. Những nốt sưng tấy trên ngón chân do dáng đi quá thẳng khi mang giày cao gót

Không có khả năng đẩy áp lực xuống các ngón chân khi bàn chân tiếp đất là hệ quả của dáng đi quá thẳng do mang giày cao gót hoặc giày mũi quá hẹp. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngón chân của bạn dễ bị sưng phồng hoặc nổi bọng nước. Tình trạng này sẽ xảy ra khi trọng lượng cơ thể phân bố không đều trên các khớp của ngón chân. Áp lực của các bước chân khiến khớp không vững và bị lồi ra bên dưới hình dáng bình thường của bàn chân.

Cách khắc phục: Khi bị phồng, giộp ở chân, bạn nên mang những đôi giày thoải mái. Giày cao gót và giày có mũi quá hẹp thường khiến trọng lượng cơ thể phân bố không đồng đều trong mỗi bước chân, dẫn tới việc chân bị phồng, giộp, thậm chí gây biến dạng các ngón chân.

6. Sải bước chân ngắn do gân kheo bị căng

Khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất, đầu gối phải nằm trên một đường thẳng cùng với đùi và xương cẳng chân. Phần cơ ở gân kheo thắt quá chặt (bạn sẽ có cảm giác phần phía sau của chân, nằm ngay trên gót chân bị căng) sẽ khiến đầu gối bị cong nhẹ khi bước, làm hạn chế động tác dài của sải bước chân xuống còn phân nửa. Các chuyên gia về xương khớp cho rằng tình trạng gân kheo bị thắt chặt là hệ quả của lối sống thụ động. Ngồi quá nhiều là nguyên nhân khiến gân kheo mất đi độ dẻo dai và có thể bị rách.

Cách khắc phục: những người mắc bệnh này thường bị đau vùng thắt lưng. Những động tác kéo giãn gân kheo có thể giúp làm giảm các cơn đau thắt lưng lan rộng, đồng thời giúp bạn sải bước đúng cách hơn.

Bài tập kéo giãn gân kheo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần ngồi bệt xuống sàn nhà, xoạc chân phải thẳng về phía trước mặt rồi gập gối bên trái, đưa lòng bàn chân trái áp vào mặt trong của đùi bên phải. Tiếp tục co chân phải, kéo sát vào người và giữ lưng thẳng trong vòng 30 giây rồi mới đổi bên.

Theo Hồng Xuân (Phunuonline.com.vn)

Nổi bật