Trà xanh là thức uống có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đặc tính “chữa bệnh” có trong thức uống này có thể trở thành "sát thủ" nếu bạn uống vô tội vạ.
Thói quen không tốt rất nhiều người mắc phải đó là uống trà xanh ngay sau bữa ăn, thậm chí là uống ngay trong bữa ăn. Uống trà xanh theo cách này sẽ khiến cho cơ thể không hấp thu được nguồn dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, đặc biệt là axit folic, protein, sắt, …
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong trà xanh có chứa axit tanin, nếu uống trà xanh trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho protein, có trong thức ăn trở nên cứng đi, cơ thể không thể hấp thụ được. Axit tannin và cafein có trong trà xanh cũng làm ức chế sự hấp thụ chất sắt (axit folic).
Do vậy nếu thường xuyên uống trà xanh theo cách này, mặc dù bạn ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể vẫn có thể bị thiếu chất dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt nguy cơ bị thiếu máu là rất dễ xẩy ra, nhất là với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu dinh dưỡng và phát huy được công dụng đặc biệt của trà xanh đối với cơ thể, bạn chỉ nên uống sau bữa ăn 30 phút, ít nhất cũng phải chờ 15 phút sau bữa ăn rồi mới uống.
|
Uống trà xanh vô tội vạ ngay sau bữa ăn sẽ khiến cơ thể thiếu máu |
Chứng run tay và một số bệnh nguy hiểm
Đối với người có sức khỏe bình thường, việc uống trà là một thói quen tốt cho sức khỏe nếu dùng điều độ. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều hoặc quá đặc có thể khiến cơ thể mắc bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân là bởi, hàm lượng caffeine trong trà xanh khá cao (chỉ ít hơn so với cà phê). Nếu uống quá nhiều (trên 5 cốc/ngày), hoặc quá đặc có thể gây ra chứng run, đặc biệt là run tay.
Ngoài ra hàm lượng cao caffeine có trong trà xanh nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim…
Do vậy người khỏe mạnh cũng được khuyến cáo chỉ nên uống 3 – 4 cốc/ ngày. Với phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên uống 1 cốc/ngày. Nếu uống quá 1 cốc/ngày có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Mỗi cốc trà xanh 240ml chứa khoảng 47mg caffein, dĩ nhiên hàm lượng caffein sẽ thay đổi tùy theo nước trà được pha đậm hay nhạt. Dùng trà xanh với liều rất cao, khoảng 10 - 14g, có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn và thậm chí có thể gây tử vong (theo National Institutes of Health).
Loét dạ dày
Thói quen khá phổ biến là thích uống chè quá nóng, vừa uống vừa thổi phù phù mới ngon. Nhưng theo các chuyên gia thì cách uống như vậy có thể khiến cho dạ dày bạn mắc bệnh. Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.
Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa.
Hoa mắt chóng mặt
Đây chỉ là triệu chứng bệnh tạm thời nhưng nó làm cho cơ thể bạn cực kỳ khó chịu. Sở dĩ bạn bị hoa mắt chóng mặt, cơ thể nôn nao (còn gọi là say trà xanh) là bởi bạn uống trà xanh vào lúc đói.
Uống trà xanh khi đang đói, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tì vị lạnh thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu “say trà” như trên.
Rối loạn tiêu hóa
Uống trà xanh lúc đói cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. Bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn (chất chua). Vị chua này sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi và có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Tăng nhịp tim và huyết áp
Có thể xuất huyết não dẫn đến tử vong nếu uống trà xanh không đúng cách. |
Xuất huyết não
Nếu uống trà xanh khi uống thuốc chứa phenylpropanolamin, một thành phần trong các sản phẩm giảm cân và thuốc điều trị cảm lạnh có thể khiến bạn lên cơn tăng huyết áp và nguy cơ xuất huyết não.
Bởi vì trà xanh gây sức ép lên gan, sẽ là nguy hiểm nếu uống trà xanh cùng với các loại thuốc có tác dụng gây tổn hại không mong muốn trên gan như acetaminophen, phenytoin, methotrexate và một số loại khác.
Trà xanh có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy không nên dùng kết hợp với các thuốc chống đông máu như warfarin, ibuprofen hay aspirin. Tương tự như vậy, bệnh nhân có chỉ định mổ xẻ nên ngưng uống trà trước khi trải qua phẫu thuật để phòng ngừa chảy máu.