Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh và nuông chiều bản thân những thói quen xấu như uống rượu, ngủ ít hay ăn uống vô độ... bởi đây có thể là lý do khiến lá gan chết gần chết mòn.
Đặc biệt, gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc cơ thể, do vậy, bất cứ vật gì xâm nhập vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Tuy nhiên, những dấu hiệu tổn thương gan thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn nên nhiều người thường bỏ qua, đến khi có triệu chứng cụ thể thì thường là đã quá muộn.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều nuông chiều bản thân với những lối sống và thói quen ăn uống sai lầm có thể ảnh hưởng xấu đến lá gan.
Bài viết này đề cập đến một số thói quen làm tổn thương gan hầu như ai cũng biết nhưng vẫn mặc kệ:
Uống rượu. Chất cồn nạp vào cơ thể có thể làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể.
Song, gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 căn bệnh do cồn gây ra, có thể xảy ra cùng một lúc, hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian.
Dùng thuốc không theo chỉ dẫn. Theo chuyên gia Kenneth Simpson thuộc Bệnh viện hoàng gia Edinburgh Anh, nhiều loại thuốc và vật chất chuyển hóa của nó rất dễ gây hại cho gan.
Thuốc chứa liều lượng acetaminophen cao thường không có trong các loại thuốc kê đơn có thể gây tổn thương gan nếu dung liên tục. Do đó, cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.
Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc. Các chất hóa học trong thuốc lá có thể di chuyển đến gan, lúc này gan phải hoạt động thải độc, biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Các độc chất này khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, từ đó dẫn đến tổn thương, hủy hoại tế bào gan.
Chế độ ăn uống không lành mạnh. Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt chế biến, đồ ngọt… là những kẻ thù phá hủy lá gan của bạn.
Theo tiến sỹ Daniel thuộc Hiệp hội nghiên cứu về gan tại Châu Âu, axit béo sẽ được tích luỹ gây bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là khởi đầu của mọi căn bệnh có trong gan. Khi mỡ bám vào gan, gây nguy hại nhiều chức năng trong gan. Chính vì thế các bác sỹ khuyên hạn chế mỡ, đặc biệt là mỡ động vật thì nên tránh xa.
Để giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên bạn tốt nhất nên ăn nhiều rau quả và trái cây – nguồn thực phẩm chứa nguồn beta – carotene tốt, vitamin C, vitamin E, kẽm và selenium… giữ gan luôn khỏe mạnh.
Thiếu ngủ. Cơ thể chúng ta thường đi vào chế độ hồi phục, thải độc trong thời gian ngủ. Thiếu ngủ có thể gây stress oxy hóa cho gan.
Do đó, theo các chuyên gia, mọi người nên đi ngủ trước 11h đêm, và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, để gan có thể bài tiết độc tố hiệu quả, và bảo vệ sức khoẻ cho chính bạn.
Bổ sung thực phẩm chức năng quá liều. Việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm chức năng hoặc một số loại thảo mộc cũng có thể gây tác động ngược. Bổ sung quá liều vitamin A có thể dẫn đến tổn thương gan.
Không tiêm vacxin phòng ngừa. Không tiêm chủng vacxin phòng ngừa là bạn đang đặt mình vào nguy cơ mắc những căn bệnh về gan cực kỳ phổ biến.
Bên cạnh đó, một số bệnh về gan như viêm gan B, ung thư gan chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm chủng giúp mang lại hiệu quả bảo vệ, kéo dài ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Theo Linh Chi (Trí Thức Trẻ)