Tiền mừng tuổi nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là ở tấm lòng. Nhưng ngay cả tấm lòng con người cũng ghen tị, sống dối trá thì quả thật là điều đáng buồn.
Định bụng lần này về sẽ biếu bố mẹ vài triệu ăn Tết và sắm sửa thêm đồ đạc cho ông bà. Thế nên, chị đã chuẩn bị về từ rất sớm, năm nay hi vọng bố mẹ có cái Tết đầm ấm bên con cháu. Tất cả đào quất trong nhà là do vợ chồng chị sắm cả. Dù gia đình không có điều kiện nhưng thân làm con, không muốn bố mẹ vất vả, đến cái Tết cũng phải tự tay sắm sửa.
|
Vào mâm cơm, bác kể lể là mừng mỗi đứa 2 chục nghìn rồi nói mánh khóe là con dâu thứ không mừng tuổi các cháu, kém cỏi này nọ. (ảnh minh họa) |
Nên mọi việc dâu trưởng không lo gì. Chị là dâu thứ nhưng mọi thứ đều đến tay chị. Từ cỗ bàn tất niên tới mâm ngũ quả, chị đều làm tất. Đào quất, bánh kẹo trong nhà, không một tay chị sắm thì ai sắm.
Thế mà chị dâu trưởng, gần tối giao thừa mới mang về một cây đào và bảo, ‘năm nay vợ chồng con biếu ông bà quà Tết muộn, ông bà thông cảm’ mà mang tiếng nhà đã có đào, ai còn sắm sửa muộn thế làm gì. Chị dâu cả cũng không gọi cho chị một câu để xem hai em đã mua gì. Thôi đành…
Chị buồn vì cách cư xử của chị dâu nhưng chẳng muốn có xích mích nên nín nhịn hết. Năm nay, đúng mùng 1, chị mừng tuổi bố mẹ mỗi người 1 triệu nhưng không nói ra. Tới khi chị dâu mừng tuổi mỗi người được 2 trăm mà kể lể hết từ xóm đến làng. Hễ cứ ai sang chơi là chị dâu lại kể cái khoản mừng tuổi ông bà, bố mẹ.
Rồi con của chị cũng được bác dâu cả mừng cho 1 trăm nghìn, thế mà bác liệt kê cả vào danh sách tiền mừng tuổi, tiền tiêu Tết để tính toán.
Có hôm, có một người cháu tới chơi, chị mừng cho mỗi người 1 trăm nghìn, còn bác dâu cả mừng mỗi người 2 chục. Mấy đứa trẻ nhỏ nhưng cũng biết phân biệt tiền lớn, tiền nhỏ. Thấy bác dâu cả mừng ít, chúng không muốn lấy. Còn chị, chị khéo léo đưa tiền cho từng đứa, không để bác dâu nhìn thấy lại chạnh lòng.
Tiền mừng tuổi nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là ở tấm lòng. Nhưng ngay cả tấm lòng con người cũng ghen tị, sống dối trá thì quả thật là một kết quả đáng buồn thay. (ảnh minh họa) |
Lúc này, chị dâu cả mới ngượng chín mặt vì đã vu oan cho em dâu, lại còn nghĩ, mừng tuổi 2 chục nghìn là quá to tát. Chị dâu thứ ngồi không nói gì, mặt cũng không biến sắc, coi như không có chuyện gì xảy ra để khỏi khiến bác dâu cả ngại ngần.
Câu chuyện của chị dù chẳng là gì nhưng khiến người đọc phải suy ngẫm. Suy ngẫm là ở chỗ, những người hay khoe khoang, phô trương là những người không tốt. Những người í nói chưa chắc đã là người ruột rỗng. Người ta ít nói là có lý do, khoe khoang vài ba đồng bạc chẳng là gì.
Chỉ biết nói mà không làm thì không nên chút nào, những người nói ít làm nhiều mới là tốt. Câu chuyện của con dâu thứ và con dâu cả nhắc người ta nghĩ tới mối quan hệ trong gia đình chồng. Sống hòa thuận vui vẻ, quan tâm, lo lắng cho nhau thì gia đình sẽ ấm êm hạnh phúc. Còn nếu suốt ngày soi mói, khó chịu thì cuộc sống chỉ là bằng mặt mà không bằng lòng.