Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn gắp thức ăn cho người khác?

24/08/2015 18:43:47

"Gắp thức ăn cho người" gần như được xem là một “văn hoá” để thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của người Việt nhưng nó lại là con đường lây nhiễm bệnh tật mà ít ai ngờ đến.

"Gắp thức ăn cho người" gần như được xem là một “văn hoá” để thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của người Việt nhưng nó lại là con đường lây nhiễm bệnh tật mà ít ai ngờ đến.

Gắp thức ăn cho người lớn, trẻ con hay người trong gia đình, bạn bè thân thiết được xem là cách làm lịch sự, thể hiện tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp của mình với mọi người xung quanh – đây là suy nghĩ của đa số người Việt.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại cho bạn trong các mối quan hệ nhưng mặt trái của nó thì rất ít người chú ý đến.

Bởi nhiều khi bạn vô tình làm cho đối phương bị khó xử khi bạn gắp thức ăn cho họ nhưng lại đúng món họ không thích hay cần phải kiêng ăn nhưng vì do người khác gắp cho nên rất khó từ chối.
 

Hiển nhiên lòng tốt của bạn lại trở thành “vô duyên”, gây khó chịu cho người khác.

Đấy là chưa kể đến việc bạn dùng đũa mình đang ăn trực tiếp để gắp thức ăn cho người khác hay các vật dụng chung đụng với đồ ăn sống sẽ gây mất vệ sinh và mang đến những mầm bệnh hú họa cho đối phương.

Gắp thức ăn cho người khác là hành động gây mất vệ sinh?

Việc gắp thức ăn cho người khác là 1 trong những yếu tố gây nên mất vệ sinh thực phẩm, lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường thức ăn từ dụng cụ ăn của người này sang người khác.

Điều này đã được chứng thực từ nguồn những con số cụ thể về các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm:

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ thì hàng năm 1 trong 6 người (dân số 48 triệu người) mắc bệnh, 3.000 người chết và 128.000 người Mỹ phải nhập viện vì mắc các bệnh có liên quan đến sự lây truyền qua ăn uống.

Một trong những nguồn bệnh đáng chú ý nhất lây lan qua đường miệng là viêm gan A.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), thì Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa lây truyền chủ yếu qua ăn uống.

Điều này cũng nói lên rằng, việc gắp thức ăn cho người khác là một yếu tố góp phần vào những con đường truyền nhiễm bệnh tật từ đường ăn uống cho con người.
 

“Gắp thức ăn cho người” thế nào cho đúng?

Theo TS.BS. Trần Bá Thoại, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng thì việc gắp thức ăn cho người là một thói quen của người Việt cần có sự thay đổi.

Theo thời gian, xã hội ngày càng phát triển việc chung đụng về chén bát, thìa đũa cũng gần như không có. Tuy nhiên, “văn hoá” gắp cho người vẫn còn tồn tại tuy đã có cải tiến hơn nhiều.

Người Việt không dùng chun bát đũa khi ăn nhưng lại có thói quen gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình điều là không nên.

Nếu khi có ý định gắp thức ăn cho người khác bạn nên:

- Dùng vật dụng riêng, không phải đồ dùng của bất kỳ ai để gắp thức ăn cho người khác.

- Không dùng những vật dụng gắp đồ sống để gắp thức ăn cho người khác.

- Có thể quay đầu đũa để gắp thức ăn cho người khác

- Khi đi ăn tiệc, liên hoan có thể yêu cầu thêm vật dụng sạch để chuyên dùng gắp thức ăn sẽ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hơn rất nhiều.
 
Theo Tuyết Anh (Soha.vn/Trí thức trẻ)

Nổi bật