Khoai tây, cà chua, cà tím và táo đều có những chất độc. Nếu vô tình ăn phải các bộ phận có chứa chất độc, bạn sẽ gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân hay hạt có chứa độc tố gây nguy hiểm, chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng.
Cành và mầm khoai tây
Theo TS Sơn, khoai tây thuộc họ cà, gồm những loài thực vật ưa bóng râm. Nững loài thuộc họ này đều có chứa độc tố có tên gọi solanin. Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy, người dân cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao, chúng ta nên tránh.
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc. Ảnh: Gardeningknowhow. |
Lá cà chua
TS Sơn cho hay lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).
Hạt táo
Hạt táo có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột. Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi chúng ta nhai nát hạt táo trước khi nuốt vào bụng. Một người phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên loại bỏ hạt trước khi ăn.
Lá và hoa của cây cà tím
Lá và hoa của cà tím có khả năng khiến bạn mắc bệnh nếu ăn phải. Nguyên nhân là thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.
Theo Hà Thanh (Tri Thức Trực Tuyến)