Đàn ông, họ ít khi phải vào bếp nấu nướng nên họ chưa thực sự hiểu được, nỗi vất vả và tâm huyết của người nấu cơm. Chỉ khi mâm cơm nóng hổi bưng lên, họ ngồi vào ăn và thưởng thức, họ biết ngon mà không biết, có cả mồ hôi và bao công sức của người vợ hiền, dâu thảo. Họ lại nghĩ, lúc này, giá như có bát phở đổi món thì cũng thấy lạ bụng.
Và họ ra ngoài tìm ‘phở’. Đó mới là điều đáng bàn… Họ tìm ở quanh không có, tìm thật ra. Họ đã tìm thấy. Họ lao vào ăn 'phở' như chưa từng có 'cơm'. Họ quên mất 'cơm', quên mất rằng, bao năm nay mình sống nhờ 'cơm'. 'Cơm' làm cho ấm bụng, chắc dạ mỗi khi đi làm về nhà bụng réo ỉ ôi. 'Cơm' làm giải tỏa cơn thèm trong những ngày lạnh giá. Món cơm nóng hổi ấy là liều thuốc giúp họ vượt qua mệt mỏi và có sức để chiến đấu với công việc.
Ấy vậy mà, trong một vài phút xao lòng, đàn ông đã vô tình bị món phở lạ kia cuốn đi. Họ quên mất món cơm ngày ngày họ ăn ngon như thế nào. (ảnh minh họa) |
Ấy vậy mà, trong một vài phút xao lòng, đàn ông đã vô tình bị món 'phở' lạ kia cuốn đi. Họ quên mất món 'cơm' ngày ngày họ ăn ngon như thế nào. Đến bây giờ, họ hối hận, họ ăn năn, họ muốn quay về… tìm 'cơm'.
'Cơm' đã cháy, cũng không còn thơm như ngày nào nữa. 'Cơm' cũng không còn dẻo, còn ngon, còn ngọt. 'Cơm' nguội, 'cơm' khô, 'cơm' rời rạc vì lâu nay, 'cơm' bị lãng quên, không ai ngó ngàng.
Giờ đây, người chồng mới chìa tay ra đón lấy vợ, xin lỗi vợ, mong vợ tha thứ vì đã trót ‘chán cơm thèm phở’. Nhưng người vợ ấy dù có chút ngập ngừng, cũng không thể nào đón nhận bàn tay ấy, bàn tay đã rũ bỏ họ, đã không cầm lấy khi họ cố bấu víu vào.
Theo Răng Thưa (Khám Phá)