Vào buổi sáng định mệnh hôm ấy, con trai bà phải đi học sớm nên bà liền đưa sữa đậu nành mình tự làm vừa mới đun sôi cho con trai uống. Thậm chí, bà còn chuẩn bị sẵn một bình sữa đậu nành để cậu bé mang tới trường dùng trong giờ giải lao.
Tuy nhiên, đáng buồn thay, cậu bé sau khi đến trường bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó thở. Vì bị trúng độc khá nặng nên các bác sĩ không thể cứu được tính mạng của cậu bé.
Nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm của cậu bé lại chính là sữa đậu nành chưa được người mẹ nấu chín đúng cách. |
Trong sữa đậu nành có chứa một loại độc tố gọi là saponin. Khi chất này hòa tan vào nước, nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo ra nhiều bọt, vì vậy trong công nghiệp sản xuất xà phòng người ta hay sử dụng loại chất này.
Nếu saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính của nó sẽ bị biến mất, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nhưng nếu chỉ đun sữa đậu nành đến nhiệt độ 80℃-90℃ thì lúc này nhiệt sẽ mở rộng saponin tạo ra rất nhiều bọt trên thành nồi, nếu như người nấu không để ý sẽ bị nhầm tưởng rằng sữa đậu nành đã chín và tắt bếp. Như vậy trong sữa đậu nành sẽ chứa rất nhiều độc tố saponin này.
Nếu trong cơ thể có chứa hàm lượng saponin quá cao sẽ trở thành tác nhân làm tan máu, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt và các triệu chứng khác. Nó cùng có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải, thậm chí nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các bà mẹ cần lưu ý hiện tượng "giả sôi" của sữa đậu nành để tránh bị ngộ độc, có thể gây tử vong. |