Trên thực tế, hệ thần kinh trung ương của cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hóa. Nếu bạn quá căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây co cơ, khó tiêu.
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể hoạt động theo chế độ chống lại hoặc bỏ chạy. Điều đó có nghĩa nó nhận thấy rằng bạn đang bị tấn công và giảm lưu thông máu tới khắp cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang bị căng thẳng, nó sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa và khiến bạn yếu mệt.
Sau khi ăn, thực phẩm ở lại trong hệ tiêu hóa một thời gian. Cơ thể nhận dưỡng chất trong quá trình này và phần còn lại sẽ trở thành chất thải. Nếu bạn ăn khi đang căng thẳng, quá trình tiêu hóa ngừng hoạt động. Điều này gây ra táo bón, đồng thời cũng là nguyên nhân gây trướng bụng, đầy hơi, đau bụng và béo phì.
Theo một số nghiên cứu y khoa, ợ nóng là một trong những rối loạn thường gặp. Khi bạn bị quá căng thẳng, cơ vòng ngăn giữa thực quản và dạ dày co lại. Do vậy axit dạ dày tích tụ trong thực quản và gây ợ nóng. Đây là cách căng thẳng ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bạn có thể không biết khoảng 70% khả năng miễn dịch của cơ thể được lưu trữ trong ruột. Đây cũng là “ngôi nhà” chứa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Vi khuẩn tốt giúp cơ thể và não hoạt động tốt. Khi bạn bị căng thẳng, phản ứng hóa chất phá hủy các vi khuẩn tốt và khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu.
Theo BS Tuyết Mai (Sức Khỏe & Đời Sống)