Biểu bệnh của bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
Cũng theo Tiến sĩ Phu, Tây Giang là huyện miền núi, sát biên giới với một tỉnh của Lào - nơi trước đó xảy ra dịch bạch hầu với hơn 600 ca hồi đầu năm 2015. Những bệnh nhân đều đã lớn nên rất có khả năng chưa được tiêm phòng.
Theo đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
Trước hết, để đảm bảo không có ca mắc bạch hầu mới, những người thuộc diện nghi ngờ, tiếp xúc gần sẽ được uống thuốc dự phòng, tiếp đó tiêm vắc xin. Cụ thể, trường THPT Tây Giang có 20 lớp với 789 học sinh, 70 giáo viên và cấp dưỡng. Hiện đã có 866 người được uống thuốc dự phòng và đang tiến hành tiêm ngừa vắc xin cho hơn 700 người.
Người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đúng lịch. Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.Uh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Với người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Theo Hồng Hải (Dân Trí)