Biến chứng nguy hiểm khi coi thường sốt xuất huyết

30/09/2015 08:28:05

Quá nửa bệnh nhân đến viện muộn do chủ quan, không nghĩ mình bị sốt xuất huyết. Đến khi nổi ban trên da, người mệt lử, ăn vào thì nôn, đau khớp, đau bụng... mới nhập viện.

Quá nửa bệnh nhân đến viện muộn do chủ quan, không nghĩ mình bị sốt xuất huyết. Đến khi nổi ban trên da, người mệt lử, ăn vào thì nôn, đau khớp, đau bụng... mới nhập viện.

Quá nửa bệnh nhân đến viện muộn do chủ quan, không nghĩ mình bị nhiễm bệnh. Đến khi nổi ban trên da, người mệt lử, ăn vào thì nôn, đau khớp, đau bụng... mới nhập viện. Nhiều bệnh nhân đã có hiện tượng xuất huyết do tiểu cầu giảm như: chảy máu lợi, chảy máu cam, tiểu cầu giảm thấp, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa,...
 

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Đang trong thời điểm bùng dịch nên các gia đình cần đề phòng, nhất là khi sống ở khu vực có nhiều người mắc bệnh. Nếu trong nhà có người bị sốt, cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết, ngay cả khi chưa nổi ban, tránh trường hợp biến chứng nặng.

Sốt xuất huyết vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc biệt, chủ yếu là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

5 biện pháp diệt bọ gậy, lăng quăng

- Đậy kín nơi chứa nước, không để cho muỗi đẻ trứng

- Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy

- Cọ rửa các đồ dùng chứa nước 1 tuần/lần

- Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ

- Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, lật úp các vật thải có chứa nước.

5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt

- Mặc áo quần dài tay

- Ngủ trong màn, kể cả ban ngày

- Cho người bệnh nằm trong màn

- Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi

- Diệt muỗi bằng hóa chất.
 
>> Sốt xuất huyết lên đỉnh dịch, Bộ Y tế cấm tăng giá thuốc
>> Hà Nội: Mẹ gửi con về ngoại để tránh dịch sốt xuất huyết
>> 29/30 quận, huyện ở Hà Nội bùng phát dịch sốt xuất huyết
 
Theo Quý Sáng - Phương Mai (VTV.vn)