Trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Bệnh thường nặng nhất ở tuổi 14-18 và sau đó đỡ dần. Đa số bệnh nhân khỏi ở tuổi 25-30.
Đối với bệnh trứng cá thể nhẹ và vừa có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ sau.
Vitamin A acid: Dạng cồn, dung dịch, gel hoặc kem có nồng độ 0,025-0,05%. Thuốc có tác dụng mạnh đối với trứng cá mỡ có nhân. Thời gian dùng khoảng 3 tháng.
Benzoyl peroxid: Dạng hỗn dịch, kem hoặc gel 5-10%, bôi ngày 1 lần vào buổi tối. Sau khi bôi 1 tuần không bị đỏ da, bong da thì bôi 2 lần/ngày. Thuốc có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã và làm giảm số lượng vi khuẩn gây trứng cá, thường dùng cho trứng cá sẩn mụn mủ.
Tretinoin: Dạng kem hoặc gel 0,025% bôi buổi tối. Thuốc cũng có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã. Do vậy chữa khỏi được các nhân trứng cá. Tuy nhiên thuốc có thể gây đỏ da, bong da và kích ứng da.
Các thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin 2%, dung dịch clindamycin 1%. Bôi thuốc hàng ngày. Có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc khác.
Mỡ salisilat 2-5%: Có tác dụng làm bạt sừng, bong vẩy… giải thoát sự tắc nghẽn ở nang lông, tuyến bã.
Một số trường hợp các mụn viêm to thành các bọc trứng cá, đôi khi để lại sẹo. Ảnh: Eye Florida. |
- Cần giữ trạng thái thần kinh thăng bằng, tránh lo âu căng thẳng và điều quan trọng là phải ngủ được.
- Chăm sóc da mặt: Không rửa mặt bằng xà phòng (bất kể xà phòng gì cũng làm tăng tiết chất bã). Nên rửa mặt bằng nước sạch pha với nước chanh quả. Rửa mặt bằng tay sau dùng khăn thấm khô. Nên thường xuyên xoa bóp da mặt (lấy mũi làm trung tâm xoa từ sâu đến nông theo hình nan hoa xe đạp, từ mũi ra xung quanh) nhằm cho nang lông tuyến bã không bị tắc, tăng cường vận mạch.
- Trong ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế ăn các thức ăn kích thích hưng phấn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá, hạt tiêu. Nên ăn nhiều rau, hoa quả để tránh táo bón. Luôn giữ môi trường sạch, thoáng mát…
Tại sao bạn không nên nặn mụn? Nặn mụn có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, ảnh hưởng đến não bộ, thậm chí biến chứng nghiêm trọng. |