Hầu hết các gia đình Việt trước đây thường có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh vì cho rằng cách nấu cơm như vậy mới tốt.
Thậm chí có nhiều người cho biết, chẳng ai rảnh hơi nấu cơm nước sôi cả. Và nếu dư thời gian muốn cơm ngon thì theo công thức: gạo ngon + nước mưa + nấu bằng than (hoặc củi).
Họ cho rằng, cơm dẻo, thơm là do sự khéo léo trong việc lường nước, canh lửa khi nấu chứ không phải vấn đề nấu nước sôi hay nước lạnh.
Nhiều bà nội trợ khác thì cho biết rằng, bao nhiêu năm nay, họ không chỉ nấu cơm bằng nưóc lạnh, mà còn ngâm gạo trước khoảng 15-20 phút.
Khi nấu thì bớt đi một chút nước so với binh thường. Với cách làm này, cơm chín sẽ không bị nhão và rất mềm. Còn dẻo hay không còn phụ thuộc vào loại gạo nữa.
Theo nhiều gia đình Việt khác thì tiết lộ, nấu cơm bằng nước lạnh tốt hơn nước sôi.
Họ lý giải rằng, khi đun bằng nước lạnh gạo sẽ từ từ chín dần, còn nước sôi khi cho gạo vào thì gần như bị chín ép. Bởi thế cơm sẽ không ngon bằng nấu nước lạnh.
Nấu nước sôi thì chỉ chống được tác dụng là không bị bén nồi trường hợp này thường là những người nấu hàng quán hay nấu cơm rượu hay làm để tận dụng hết số gạo đổ vào nấu không bị bén.
Tuy nhiên về chất lượng thì không thể bằng nấu bằng nước lạnh nhiệt độ tăng dần hạt gạo sẽ chín dần đều cơm sẽ dẻo và ngon hơn.
Có thể nói, hầu hết các gia đình thường nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng bản thân họ không biết cách nấu cơm bằng nước lạnh như vậy là quá sai lầm. Cách nấu cơm như thế đang vô tình “giết chết” nguồn dinh dưỡng trong hạt gạo.
Lời khuyên của chuyên gia
Trả lời báo chí, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyên Văn Hoan (nguyên là Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đưa ra lời khuyên với các bà nội trợ.
Tiến sĩ Hoan cho rằng, bà nội trợ Việt nên nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh. Cho dù là bạn đang sử dụng nồi cơm điện nào để nấu cơm hoặc nấu nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi.
Vị tiến sĩ này cho biết nguyên nhân về việc mọi nhà nên nấu cơm bằng nước sôi vì những lý do sau:
Thứ nhất, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn (khiến thời gian nấu cơm ngắn đi) vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn (nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất) nên nồi cơm nhà bạn sẽ ngon hơn hẳn.
Trong khi đó, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước.
Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Thứ hai, nếu nấu cơm bằng nồi cơm điện, chỉ cần cho gạo vào trước rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp, cắm điện và bấm nút.
Nếu bạn nấu cơm bằng bếp gas, bếp điện hay bếp củi thì đun sôi nước trước rồi mới đổ gạo từ từ vào, đậy nắp, vặn nhỏ lửa, đợi cơm sôi.
Các bà nội trợ nên nhớ vừa nấu cơm bằng nước sôi và đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí để từ đó lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Theo Minh Anh (Nguoiduatin.vn)