Những nhà khoa học luôn khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc thì cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.
Độc tố trong lạc mọc mầm:
Khi chọn lạc để chế biến, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy bên cạnh những hạt lạc khô, nguyên vẹn thường có những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh. Những hạt lạc này cần được bỏ đi vì chúng đã nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.
Ngay cả những hạt lạc nảy mầm cũng có thể nhiễm khuẩn lạc này, bởi trong quá trình chúng nảy mầm thành phần nước tăng cao khiến cho chúng dễ bị ô nhiễm nấm mốc.
Những protein, chất béo, chất đường có trong hạt lạc cộng với điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm chính môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển.
Lúc này, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ khiến chúng giảm giá trị rất nhiều so với lạc không bị mốc, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Độc tố đó là gì?
Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc.
Độc Hoàng khúc thường được sinh sôi trong điều kiện nhiệt độ từ 30 - 38 độ C, độ ẩm tương đối là 85%.
Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy chất độc này có độc tính rất mạnh với tuyệt đại đa số động vật và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.
Năm 1960, có 10 vạn con gà tây ở vùng đông và nam Scotland nước Anh bị chết sau khi được cho ăn bột lạc mốc. Sau đó người ta lấy thức ăn gia súc có chứa độc Hoàng khúc cho khỉ ăn thì phát hiện những chú khỉ này bị mắc bệnh ung thư gan.
Một nghiên cứu dưới dạng điều tra cho thấy ở vài khu vực thuộc châu Phi - nơi người dân có thói quen ăn lạc mốc - tỷ lệ người bị mắc bệnh ung thư gan nguyên phát rất cao.