Chất làm ngọt nhân tạo. Chất làm ngọt nhân tạo được dùng khá phổ biến song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Thậm chí những sản phẩm được dán nhãn “zero – calorie” cũng chứa aspartame có khả năng gây tiểu đường và béo phì. |
|
Chảo, xoong chống dính. Các vật dụng gia đình này khá tiện dụng nhờ đặc tính giúp thức ăn không bám dính. Tuy nhiên axit perfluorooctanoic (PFOA) khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể được giải phóng, bám vào thực phẩm gây ung thư. Tốt hơn, bạn nên dùng đồ thủy tinh hoặc gốm để nấu nướng. |
|
Chai nhựa. Vật dụng này khá phổ biến trong các gia đình nhờ tính tiện dụng. Dù vậy, bạn nên hạn chế dùng chúng hoặc chỉ để đựng đồ khô. Chất bisphenol A (BPA) trong đồ nhựa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể bám vào thức ăn gây vô sinh, tổn thương não, tiểu đường, bệnh tim và tăng cân. |
|
Nước xịt phòng. Nước xịt phòng được dùng để tạo mùi cho căn phòng. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quá mức bởi chất dichlorobenzene trong nước xịt phòng dễ gây ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. |
|
Xà phòng kháng khuẩn. Xà phòng kháng khuẩn được quảng bá có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dù vậy, bạn không nên dùng chúng nhiều bởi chất triclosan trong chúng có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố, kháng kháng sinh… |
|
Sản phẩm làm sạch nhà bếp. Những sản phẩm như nước lau kính cửa sổ, nước làm sạch bàn bếp… chứa chất không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên dùng các chất tẩy rửa tự nhiên như dấm, baking soda, hydrogen peroxide, nước cốt chanh… |
Dầu ăn và các gia vị. Dầu ăn và các loại gia vị rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ được đánh giá cao khi được sử dụng lần đầu. Việc tái sử dụng dầu ăn nhiều lần có thể gây viêm nhiễm, nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. |