Thay vì tập trung theo dõi con số trên nhiệt kế, bố mẹ nên chú ý đến các triệu chứng ở trẻ để xác định con mình đang ốm ở mức độ nào.
1. Sốt bắt đầu từ 38 độ C
Khi thấy trẻ thức dậy với đôi má ửng hồng, làn da ấm nóng, các mẹ ngay lập tức khẳng định rằng con đang bị sốt. Đặc biệt nếu kiểm tra, nhiệt kế hiển thị 37,5 độ C thì mẹ lại càng chắc chắn với điều đó. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên gia, với những biểu hiện trên, em bé vẫn chưa thực sự được coi là bị sốt.
Ngay cả đối với trẻ sơ sinh ít ngày tuổi nhất, nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C chỉ là dấu hiệu của hiện tượng tăng thân nhiệt, một dạng tăng nhiệt độ cơ thể nhẹ sau khi tắm nước ấm hoặc được mặc quá nhiều quần áo.
Các mẹ cần biết rằng ngay cả thời gian trong ngày cũng ảnh hưởng đến thân thiệt của bé, tăng cao vào cuối buổi chiều và giảm vào sáng sớm. Vì vậy, trừ khi nhiệt kế hiển thị 38 độ C hoặc cao hơn, nếu không các mẹ cũng không cần lo lắng quá nhé.
Nếu thấy nhiệt kế hiển thị 38 độ C hoặc cao hơn, bố mẹ cần tìm cách hạ sốt ngay cho trẻ (Ảnh minh họa) |
2. Sốt do vi khuẩn khác với sốt virus
Khi nhìn thấy nhiệt kế hiển thị nhiệt độ cao, các mẹ sẽ biết con mình có bị sốt hay không, tuy nhiên cách thức này không giúp mẹ biết con sốt virus hay sốt vi khuẩn.
Sốt virus xảy ra khi cơ thể đẩy lùi được bệnh do virus gây ra, có thể là một bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Sốt virus thường sẽ biến mất trong khoảng ba ngày vì thế bố mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh.
Sốt do vi khuẩn xảy ra khi cơ thể đẩy lùi được một nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus), nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với virus nhưng nó có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Trong trường hợp này, bố mẹ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Căn cứ vào biểu hiện của hai loại sốt này, nếu thấy trẻ sốt trên 3 ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
3. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt là tình trạng nguy hiểm
Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì sẽ được coi là trường hợp nguy hiểm. Khi ấy, người lớn hãy gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh điều tồi tệ nhất. Trong trường hợp này, các mẹ nhớ không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, trừ khi bác sĩ khuyên dùng. Nếu tự ý dùng, hãy nói rõ với bác sĩ để họ nắm rõ tình hình.
Theo lý giải của các chuyên gia nhi khoa, có hai nguyên nhân khiến việc sốt trên 38 độ C là điều cực kỳ nguy hiểm ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thứ nhất, lớp bảo vệ của các tế bào giữa máu và hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh là rất mỏng manh. Điều này có nghĩa là một khi cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi khuẩn có thể vượt qua sự kiểm soát của lớp bảo vệ và nhanh chóng gây tổn thương. Thứ hai, trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như các trẻ lớn, vì thế đây sẽ là một hết sức nguy hiểm bởi nếu không phát hiện kịp thời vi khuẩn sẽ âm thầm phát triển và dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Nếu trẻ bị sốt siêu vi, bố mẹ không cần lo lắng về nhiễm trùng huyết. Nhưng vấn đề là chúng ta khó có thể phân biệt sốt do vi khuẩn và sốt virus bằng mắt thường. Do đó, các bé sốt cao cần phải làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định xem có phải trẻ đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.
4. Đo nhiệt độ trực tràng khi trẻ sốt là chính xác nhất
Cách tốt nhất để kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không là kiểm tra nhiệt độ trực tràng. Các cách đo thân nhiệt khác như nách, trán hay tai vẫn bị sai số - thường cho kết quả cao hơn thực tế, do vậy, việc sử dụng chúng có thể gây căng thẳng không cần thiết cho cha mẹ.
5. Đừng tập trung con số trên nhiệt kế, hãy chú ý đến triệu chứng
Nhiều bố mẹ cho rằng sốt cao hơn nghĩa là bệnh nặng hơn, nhưng điều đó không đúng. Một em bé có thể sốt đến 39 độ C nhưng vẫn hoàn toàn thoải mái, chạy nhảy vui đùa. Trong khi đó, một em bé sốt 38 độ C lại quấy khóc và cảm thấy mệt mỏi. Điều này có nghĩa là nếu bé sốt nhưng vẫn thoải mái, bé không cần phải hạ sốt.
Thay vì tập trung theo dõi con số trên nhiệt kế, bố mẹ nên chú ý đến các triệu chứng ở trẻ để xác định con mình đang ốm ở mức độ nào.
Thay vì tập trung theo dõi con số trên nhiệt kế, bố mẹ nên chú ý đến các triệu chứng ở trẻ để xác định con mình đang ốm ở mức độ nào (Ảnh minh họa) |
6. Sử dụng thuốc một cách thận trọng
Trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ hãy cố gắng thử giảm thân nhiệt bằng cách dùng khăn ấm (45-55 độ C) để lau người bé, đặc biệt là ở trán và nách. Nếu bé vẫn khó chịu và cơn sốt chưa có dấu hiệu giảm, khi ấy mẹ mới nghĩ đến việc dùng thuốc hạ sốt.
Tuy nhiên, khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, người lớn cần nhớ:
- Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen tốt hơn là ibuprofen.
- Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, người lớn có thể cho dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Xác định liều lượng theo trọng lượng của trẻ
- Không bao giờ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye - một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
- Không nên đánh thức bé dậy để dùng thuốc hạ sốt. Nếu bé đang ngủ thì cứ để bé ngủ.
7. Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể
Mặc dù sốt rất nguy hiểm nhưng nó sẽ không làm tổn thương não của trẻ. Ngay cả những cơn co giật do sốt cao cũng chưa được chứng minh có gây tổn hại cho trẻ. Vì thế, khi bế một đứa trẻ đang sốt trên tay, bố mẹ hãy nhớ rằng cơn sốt thực sự là một dấu hiệu bình thường của sức khỏe. Đó là cách cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus tấn công.
Theo Thanh Loan (Khampha.vn)